Vấn nạn môi giới mại dâm trên mạng xã hội hiện nay

Mại dâm là hành vi vì tiền hay lợi ích vật chất mà thực hiện hành vi giao cấu với người mua dâm, hoặc trả tiền hay lợi ích vật chất cho người bán dâm để được giao cấu. Hoạt động mại dâm mang đến nhiều ảnh hưởng tới xã hội tuy nhiên việc có nên hợp pháp hóa mại dâm vẫn là nỗi băn khoăn của rất nhiều người.  Vậy Vấn nạn môi giới mại dâm trên mạng xã hội hiện nay thế nào? Hãy cùng LVN Group nghiên cứu thông qua nội dung trình bày dưới đây!

Vấn nạn môi giới mại dâm trên mạng xã hội hiện nay

1. Đặt vấn đề về hợp pháp hóa mại dâm

Lưu ý rằng mại dâm có bản chất là người ta phải làm cái việc đó vì cần tiền, tiền là mục tiêu của người ta, vì cần tiền mà người ta phải miễn cưỡng làm tình với những người mua dâm mà người ta chẳng có ham muốn gì. Trạng thái này cũng giống như 1 người bị cưỡng dâm vậy, phải miễn cưỡng làm tình vì đang ở trong tình trạng quẫn bách hoặc chịu lệ thuộc về 1 mặt nào đó  với người muốn cưỡng dâm. Cho nên mại dâm là một tình trạng xâm phạm nhân phẩm gần giống như là cưỡng dâm vậy.  Xâm phạm nhân phẩm là hành vi hạ thấp nhân phẩm của người khác bằng việc xâm phạm tự do thân thể, tự do tình dục, kéo nhân phẩm người khác xuống thấp dưới mức bình thường, được thể hiện ở các tội hiếp dâm, cưỡng dâm, làm nhục người khác.

2. Hoạt động mại dâm ở Việt Nam được pháp luật hình sự quy định thế nào ? 

Hiện tại Việt Nam đang cấm mại dâm thì dịch vụ tình dục có thể coi như là “hàng cấm”, vậy mà do mại dâm vẫn lén lút hoạt động cho nên giá trị sở hữu tình dục đối với một người lạ chỉ là từ một vài trăm nghìn. Cho nên có một điều chắc chắn 100% rằng, khi mại dâm được hợp pháp không còn là “hàng cấm” nữa, thì phụ nữ (là chủ yếu) sẽ bị giảm giá trị đi rất nhiều, rẻ đến mức còn không bằng một vài trăm nghìn cho một lần sở hữu tình dục một phụ nữ. Ở đây đáng chú ý là mại dâm đã tách tình dục của con người ra khỏi tình cảm và biến tình dục của con người thành một bản năng sinh lí đơn thuần như bản năng sinh lí của động vật, người ta làm tình với nhau không phải vì có tình cảm mà chỉ vì bản năng tình dục như loài vật. Điều này giải thích tại sao nhân loại vẫn coi mại dâm là nghề hạ thấp nhân phẩm của con người.

Các tội phạm về mại dâm ở Việt Nam được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015, Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017 (Sau đây gọi tắt là: Bộ luật Hình sự năm 2015)  bao gồm tội chứa mại dâm (Điều 327), tội môi giới mại dâm (Điều 328) và tội mua dâm người dưới 18 tuổi (Điều 329). Trong những năm qua, các tội phạm về mại dâm có xu hướng tăng lên cả về số vụ và tính chất, mức độ nghiêm trọng, gây ra nhiều vấn đề phức tạp về kinh tế, xã hội, sức khỏe cộng đồng và gây bức xúc dư luận; thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi, xảo quyệt, có nhiều thủ đoạn đối phó lại sự phát hiện của quần chúng nhân dân và hoạt động điều tra của đơn vị công an. Tội phạm về mại dâm đã xảy ra ở Việt Nam bao gồm tội phạm rõ và tội phạm ẩn.

Xét ở mức độ tổng quan, nếu như trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2009, Tòa án nhân dân các cấp trong cả nước đã xét xử 4.711 vụ án về mại dâm với 6.125 người phạm tội, trung bình mỗi năm có khoảng 471 vụ với khoảng 612 người phạm tội, thì trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2019, Tòa án nhân dân các cấp trong cả nước đã xét xử 6.724 vụ án về mại dâm với 8.574 người phạm tội, trung bình mỗi năm có khoảng 672 vụ với khoảng 857 người phạm tội. Có thể nói, số vụ phạm tội về mại dâm giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2019 tăng ở mức đáng lo ngại so với 10 năm trước (giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2009).

So với tổng số vụ phạm tội nói chung thì các tội phạm về mại dâm chiếm tỷ lệ khá lớn (11,8%). Các tội phạm về mại dâm được quy định tại 03 điều luật trong tổng số 313 điều luật quy định về các tội phạm cụ thể trong Bộ luật Hình sự năm 2015 chiếm tỉ lệ 0,96%, (3/313). Trong khi đó, cơ cấu của các tội này so với các tội phạm nói chung xảy ra trên thực tiễn lại lên tới 11,8% (gấp khoảng 12,3 lần so với tỉ lệ được quy định trong Bộ luật Hình sự). Đây là một thực trạng đáng báo động về các tội phạm về mại dâm trong 10 năm qua.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, thì dân số Việt Nam tính trung bình trong giai đoạn 2000 – 2009 là 81.875.800 người, còn theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, thì trung bình mỗi năm trong giai đoạn 2000 – 2009, Tòa án nhân dân các cấp đã xét xử khoảng 471 vụ với khoảng 612 người phạm các tội phạm về mại dâm. Vì vậy, trong giai đoạn 2000 – 2009, chỉ số tội phạm/100.000 dân là 0,57; còn chỉ số người phạm tội/100.000 dân là 0,74. Chỉ số tội phạm của các tội phạm về mại dâm giai đoạn 2010 – 2019 có sự gia tăng so với giai đoạn 2000 – 2009, lớn hơn giai đoạn 2000 – 2009 là 0,16 (tức là tăng 28%), còn chỉ số người phạm tội tương ứng lớn hơn 0,12 (tức là tăng 14,6%). Điều đó cho thấy, các tội phạm về mại dâm ở Việt Nam giai đoạn 2010 – 2019 xảy ra ngày càng nhiều và có mức độ phổ biến hơn giai đoạn 2000 – 2009.

=> Vậy đã cho thấy việc cho phép hành nghề mại dâm lại có bản chất không phải là vì mục đích nhân đạo như người ta nhầm tưởng. Bởi chẳng có cái nhân đạo nào lại vẫn ép người ta phải phục vụ tình dục (không phải vì ham muốn) để đổi lấy những đồng tiền kiếm sống qua ngày. Đó ngược lại, lại là hành động vô nhân đạo bắt người ta phải đem đánh đổi nhân quyền (quyền tự do tình dục) của mình để có được những đồng tiền kiếm sống.

Mặc dù có thể người bán dâm sẵn sàng đem bán nhân phẩm của mình lấy tiền mà không cảm thấy nuối tiếc. Nhưng đó là nhận thức lệch lạc tự hạ thấp quyền con người bất khả xâm phạm của mình, cũng giống như nhận thức lệch lạc tự làm hại mình của người nghiện ma túy vậy. 

3. Thực tiễn mại dâm ở Việt Nam 

Xét về thực tiễn, thì mại dâm dễ dẫn đến hành vi bạo lực tình dục trong khi thực hiện, bởi tâm lí của nhiều người mua dâm là đã “mất tiền mua mâm thì đâm mâm cho thủng”. Vì vậy khi mại dâm được hợp pháp tức là hành vi mua dâm cũng được hợp pháp cho nên hành vi bạo dâm sẽ phát triển rất mạnh vì thừa cơ mại dâm đã được hợp pháp. Điều này sẽ dẫn đến người làm nghề mại dâm bị xâm phạm thân thể danh dự hơn rất nhiều, bị thực hiện tội phạm làm nhục vì phải chiều các “thượng đế” mua dâm, tức là bị xâm phạm nhân quyền ngày càng trầm trọng.

Nếu không cấm được thì gom vào quản lí thu thuế, thì điều này có nghĩa nhà nước tuy vẫn coi mại dâm là tiêu cực nhưng vì không ngăn cản được nên bất lực đành buông xuôi đồng lõa với tình trạng tiêu cực này.

4. Thực tiễn môi giới mại dâm qua Hotline, facebook diễn ra thế nào? 

Theo Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam: Theo Cục Phòng, chống tệ nạn (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội), mại dâm ở Việt Nam đã tồn tại từ nhiều năm, hành vi bán dâm, mua dâm bị coi là hành vi vi phạm pháp luật. Qua nhiều năm, hoạt động mại dâm ngày càng tinh vi hơn.

Con số thống kê cho thấy số người bán dâm được các đơn vị chức năng thống kê qua xử phạt vi phạm hành chính, hỗ trợ xã hội, y tế… đầu năm 2017 là hơn 3.000 người.

Theo báo cáo thống kê của các địa phương trên toàn quốc, ước tính có khoảng 15.000 người bán dâm. Thế nhưng, dường như con số này chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”. Theo số liệu mới đây của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Việt Nam hiện có khoảng 100.000 người bán dâm, trong đó người bán dâm là nữ có khoảng 75.000 người.

Đối tượng và cách thức hoạt động mại dâm vẫn chủ yếu dưới dạng: gái gọi, du lịch tình dục, người nước ngoài bán dâm, mại dâm nam, môi giới mại dâm qua mạng internet (facebook, Hotline…).

Trên đây là các thông tin vềVấn nạn môi giới mại dâm trên mạng xã hội hiện naymà LVN Group gửi tới tới quý bạn đọc Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào cần hỗ trợ về vấn đề trên vui lòng liên hệ với Công ty Luật LVN Group của chúng tôi. Công ty Luật LVN Group luôn cam kết sẽ đưa ra nhưng hỗ trợ tư vấn về pháp lý nhanh chóng và có hiệu quả nhất. Xin chân thành cảm ơn quý bạn đọc.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com