Hợp đồng cộng tác viên là hợp đồng dịch vụ có phải không? - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Hợp đồng cộng tác viên là hợp đồng dịch vụ có phải không?

Hợp đồng cộng tác viên là hợp đồng dịch vụ có phải không?

Hiện nay, việc trở thành cộng tác viên cho một tổ chức nào đó để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể đã không còn là công việc quá xa lạ, đặc biệt là với các bạn trẻ còn đang là học sinh, sinh viên. Với nhiều người, công việc cộng tác viên được xem là nghề tay trái nhưng với một số khác thì đây lại là nghề kiếm ra thu nhập chính của họ. Khi thuê cộng tác viên, doanh nghiệp có thể thỏa thuận ký hợp đồng lao động hoặc hợp đồng dịch vụ, tùy vào nhu cầu. Bài viết dưới đây sẽ gửi tới cho quý bạn đọc thông tin về Hợp đồng cộng tác viên là hợp đồng dịch vụ có phải không?

Hợp đồng cộng tác viên là hợp đồng dịch vụ có phải không?

1. Cộng tác viên là gì?

Các quy định của pháp luật hiện không định nghĩa cộng tác viên là gì.

Tuy nhiên, nhìn từ thực tiễn thì cộng tác viên được hiểu đơn giản là những người công tác tự do, không trực thuộc hệ thống chuyên viên chính thức của bất kỳ doanh nghiệp nào. Những người này thường không bị gò bó về thời gian, không gian công tác.

Thông thường, cộng tác viên chỉ hợp tác với doanh nghiệp trong một thời gian nhất định. Họ có thể hợp tác công tác cho nhiều doanh nghiệp, cá nhân cùng lúc, miễn đáp ứng yêu cầu công việc của bên thuê cộng tác viên.

Cộng tác viên sẽ được nhà tuyển dụng giao cho một khối lượng công việc nhất định để hoàn thành. Tùy vào tính chất công việc và trình độ chuyên môn của mỗi cộng tác viên thì người này sẽ được phân công các nhiệm vụ khác nhau.

Đa số cộng tác viên đều công tác độc lập để hoàn thành công việc nhưng cũng có trường hợp cộng tác viên phải phối hợp với chuyên viên của doanh nghiệp để hoàn thành dự án được bàn giao.

2. Hợp đồng cộng tác viên có phải là hợp đồng dịch vụ không?

Theo Điều 513 Bộ Luật Dân sự 2015, hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.

Theo quy định pháp luật, hợp đồng cộng tác viên được xem là hợp đồng dịch vụ, trong đó, bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc là cộng tác viên và bên thuê dịch vụ là bên nhận cộng tác viên công tác, đồng thời phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ này.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Bộ luật Lao động 2019, hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.

Căn cứ quy định nêu trên, nếu hợp đồng cộng tác viên đáp ứng các điều kiện sau thì sẽ được xem là hợp đồng lao động:

– Có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương.

– Có nội dung thể hiện về sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên.

Nếu hợp đồng cộng tác viên được xác định là hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động và người lao động phải tuân thủ các quy định của Bộ luật lao động (như đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp,…) Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa hợp đồng lao động và hợp đồng dịch vụ.

Vì vậy, tùy từng trường hợp mà hợp đồng cộng tác viên có thể được xem là hợp đồng lao động hoặc hợp đồng dịch vụ.

3. Nội dung của hợp đồng cộng tác viên

Các nội dung của hợp đồng cần đảm các nội dung sau đây:

  • Tên và địa chỉ trụ sở của người sử dụng lao động hoặc của người uỷ quyền hợp pháp của công ty;
  • Các thông tin cá nhân của người lao động: Họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, số chứng minh nhân dân/căn cước công dân,…
  • Các điều khoản trong nội dung của hợp đồng: Công việc, địa điểm, thời gian công tác; Thời hạn của hợp đồng; Mức lương (mức thù lao nếu là hợp đồng dịch vụ), thời hạn trả lương, các chế độ phụ cấp (nếu có); Các chế độ đóng bảo hiểm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thất nghiệp,… Các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng; Trách nhiệm trong trường hợp vi phạm hợp đồng; Giải quyết tranh chấp hợp đồng; Điều khoản thi hành của hợp đồng;

Các bên trong hợp đồng có thể thỏa thuận, bổ sung thêm các điều khoản khác phù hợp với tính chất công việc, tuy nhiên cần đảm bảo được các nội dung trên của hợp đồng theo đúng quy định pháp luật.

4. Thời hạn của hợp đồng cộng tác viên là bao lâu?

Ngoài câu hỏi về cộng tác viên là gì, nhiều người cũng tò mò về thời hạn của hợp đồng cộng tác viên. Dù ký hợp đồng lao động hay hợp đồng dịch vụ với cộng tác viên thì pháp luật đều tôn trọng thỏa thuận của các bên về thời hạn thực hiện hợp đồng.

Với hợp đồng lao động, cộng tác viên và doanh nghiệp có thể chọn ký một trong 02 loại hợp đồng:

  • Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: Nếu thời gian thực hiện công việc theo hợp đồng lao động nhiều hơn 36 tháng.
  • Hợp đồng lao động xác định thời hạn: Nếu thời gian thực hiện công việc theo hợp đồng lao động từ 36 tháng trở xuống.

Với hợp đồng dịch vụ: Các bên tự do thỏa thuận thời hạn bởi Bộ luật Dân sự 2015 không giới hạn về nội dung này.

Trên đây là nội dung về Hợp đồng cộng tác viên là hợp đồng dịch vụ có phải không? Mong rằng nội dung trình bày này sẽ gửi tới cho quý bạn đọc những thông tin bổ ích. Nếu có câu hỏi hay cần tư vấn, vui lòng liên hệ với công ty luật LVN Group để chúng tôi có thể trả lời cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng nhất.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com