Quy định hiện hành về nhập hộ khẩu cho trẻ sơ sinh [2023] - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Quy định hiện hành về nhập hộ khẩu cho trẻ sơ sinh [2023]

Quy định hiện hành về nhập hộ khẩu cho trẻ sơ sinh [2023]

Nhập hộ khẩu cho con là một thủ tục hành chính hoàn toàn miễn phí mà các bố mẹ nên tiến hành càng sớm càng tốt. Được ghi tên vào hộ khẩu, trẻ sơ sinh sẽ được đảm bảo tốt hơn các quyền lợi về y tế và việc học tập sau này.Bài viết sau đây sẽ giới thiệu đến các bạn về Quy định hiện hành về nhập hộ khẩu cho trẻ sơ sinh [2023]. Mời các bạn đọc nội dung trình bày sau đây của chúng tôi để biết thêm thông tin !. 

1.Nơi nhập khẩu cho trẻ sơ sinh

    Tại khoản 1 Điều 13 Luật cư trú 2006 quy định như sau:

“Điều 13. Nơi cư trú của người chưa thành niên

Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống.
Theo quy định tại điều 24 Luật cư trú 2006:

Điều 24. Sổ hộ khẩu

1. Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân.

2. Sổ hộ khẩu bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại. 3. Bộ Công an phát hành mẫu sổ hộ khẩu và hướng dẫn việc cấp, cấp lại, đổi, sử dụng, quản lý sổ hộ khẩu thống nhất trong toàn quốc.

Trên thực tiễn, nhiều người câu hỏi, nên nhập hộ khẩu cho con theo cha hay mẹ. Theo quy định trên thì pháp luật không bắt buộc về vấn đề này, nên cha mẹ cần bàn bạc xem nơi thường trú nào thuận tiện nhất cho việc nuôi dưỡng và chăm sóc bé, theo đó tiến hành nhập khẩu cho trẻ sơ sinh.

2.Thủ tục nhập khẩu cho con cần những giấy tờ gì?

Bước 1: Người đi đăng ký thường trú nhập khẩu cho trẻ (cha, mẹ hoặc uỷ quyền hộ gia đình, ông, bà, người nuôi dưỡng chăm sóc, người thân thích của trẻ) chuẩn bị những giấy tờ sau:

1. Giấy khai sinh bản sao của trẻ (có dấu đỏ do UBND phường, xã cấp). Nếu không có giấy khai sinh thì mang theo Hộ chiếu còn thời hạn có chứa thông tin thể hiện quan hệ cha, mẹ với con hoặc sử dụng Giấy xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú của trẻ.
Trong một số trường hợp khác, có thể sử dụng các loại giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ cha, mẹ, con gồm:
  • Quyết định về việc nuôi con nuôi của UBND tỉnh, thành phố (khi nhập khẩu con nuôi vào nhà bố mẹ nuôi)
  • Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con của UBND xã, phường (khi nhập khẩu cho con ngoài giá thú, cha mẹ không đăng ký kết hôn)
  • Quyết định của Tòa án, Kết luận giám định của tổ chức giám định về quan hệ cha, mẹ với con (nhập khẩu cho con sau khi có kết luận giám định ADN…)

2. Bản chính sổ hộ khẩu (nếu còn lưu giữ)

3. Mẫu tờ khai thay đổi thông tin cư trú (Mẫu CT01): Chuẩn bị và điền trọn vẹn thông tin vào mẫu Tờ khai thay đổi thông tin cư trú. Mẫu này có thể lấy tại Công an phường, xã, thị trấn hoặc có thể tải mẫu online.

Lưu ý:

Các giấy tờ chuẩn bị để nộp nói trên không cần phải là bản chính (bản gốc) mà chỉ cần là bản sao (có chứng thực hoặc được cấp từ sổ gốc). Trường hợp nộp bản photo, scan, chụp lại thì phải kèm theo bản chính giấy tờ để công an đối chiếu.

Bước 2: Nộp các giấy tờ, mẫu khai nói trên tại Công an phường, xã, thị trấn nơi cư trú chung của bố, mẹ hoặc nơi cư trú của bố hoặc nơi cư trú của mẹ (trong trường hợp bố mẹ không có cùng nơi cư trú)

– Thời gian nộp hồ sơ: từ Thứ 2 đến Thứ 6 hàng tuần.
– Cán bộ nhận hồ sơ kiểm tra thông tin ghi trong mẫu tờ khai thay đổi thông tin cư trú (CT01), đối chiếu với các giấy tờ đã nộp nêu trên. Nếu hợp lệ thì cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của trẻ vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về cư trú.
– Tối đa 7 ngày công tác, người đi đăng ký nhập khẩu cho trẻ sẽ nhận được Thông báo kết quả giải quyết cư trú của công an phường, xã, thị trấn trong đó nêu rõ kết quả trẻ có được nhập khẩu được không.
– Lệ phí: Việc nhập khẩu cho trẻ em hoàn toàn miễn phí.

Lưu ý:

– Nơi cư trú là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Do đó, có thể nộp hồ sơ tại nơi đăng ký thường trú hoặc nơi đang tạm trú của bố mẹ hoặc của bố hoặc của mẹ đều được.
– Nếu đem theo sổ hộ khẩu thì sau khi nhập khẩu xong, công an sẽ thu lại sổ hộ khẩu.
– Công an giữ lại các bản sao, bản photo các giấy tờ đã nộp, trả lại bản chính sau khi đã kiểm tra, đối chiếu bản chụp với bản chính.

3.Thời hạn nhập hộ khẩu cho con     

Khoản 1, điều 30 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền khai sinh, khai tử như sau:“1. Cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh.”    Bên cạnh đó, điều 13 Luật trẻ em 2016 quy định về quyền khai sinh và co quốc tịch như sau: “Trẻ em có quyền được khai sinh, khai tử, có họ, tên, có quốc tịch; được xác định cha, mẹ, dân tộc, giới tính theo hướng dẫn của pháp luật.”    Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày bé được đăng ký khai sinh, cha, mẹ hoặc uỷ quyền hộ gia đình, người giám hộ, người nuôi dưỡng, chăm sóc bé nên đăng ký hộ khẩu thường trú cho bé. Trong trường hợp gia đình bạn mới chuyển chỗ ở, trong vòng 12 tháng sau khi đến chỗ ở và đã đủ điều kiện đăng ký thường trú thì nên tiến hành nhập khẩu cho con theo hướng dẫn.    Nếu nhập khẩu vào hộ khẩu của người quen biết, trong vòng 60 ngày khi có sự đồng ý của người sở hữu hộ khẩu, ba mẹ nên tiến hành đăng ký hộ khẩu cho con !.    Nếu quá thời hạn này mà ba mẹ chưa làm thủ tục nhập hộ khẩu cho con thì sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com