Chiết Khấu Thương Mại Theo Thông Tư 133

Bắt đầu từ năm 2017, chế độ kế toán cho doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển từ Quyết định 48 sang Thông tư 133, có thay đổi một số tài khoản, trong đó có tài khoản 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu, không còn xuất hiện trong bảng từ điển tài khoản theo TT133, vậy làm thế nào để hạch toán Giảm trừ doanh thu? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn đọc nội dung về chiết khấu thương mại theo Thông tư 133. Mời bạn đọc cùng theo dõi.
Chiết Khấu Thương Mại Theo Thông Tư 133

1. Hạch toán chiết khấu thương mại theo TT133

Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua với số lượng lớn. Hàng hoá, dịch vụ áp dụng cách thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng thì trên hóa đơn GTGT ghi giá đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng, thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT.
Bài toán chiết khấu: Công ty A có chương trình chiết khấu thương mại như sau: nếu mua hàng tổng hóa đơn lên đến 50 triệu sẽ được chiết khấu 5%
Trường hợp 1: Chỉ cần 1 lần mua hàng đã đạt được mức giảm giá chiết khấu
Công ty B mua hàng trong 1 lần trị giá 60.000.000 -> tức sẽ được chiết khấu 5% -> tổng số tiền công ty B phải trả sẽ được giảm giá 3.000.000 còn 57.000.000 -> Công ty A xuất hóa đơn 57.000.000 + 10% VAT
Hạch toán:
Công ty A (bên bán)
Công ty B (bên mua)
Trường hợp 2: Sau nhiều lần mua hàng mới đạt được mức giảm giá chiết khấu
Lần 1: Công ty B mua hàng trị giá 30.000.000 -> công ty A xuất hóa đơn 30.000.000 + 10% VAT
Lần 2: Công ty B mua hàng trị giá 20.000.000 -> công ty A xuất hóa đơn 20.000.000 + 10% VAT
Ta thấy tiền hàng lần 1 + lần 2 đủ điều kiện để được hưởng chiết khấu giảm giá 5% -> công ty A xuất thêm hóa đơn ghi nội dung là điều chỉnh giảm giá do chiết khấu thương mại 5% số tiền 2.500.000 (5% của 50.000.000) + 10 % VAT GTGT.
Hạch toán:
Công ty A (bên bán): hạch toán hóa đơn bán hàng lần 1 và lần 2 ghi nhận doanh thu như bình thường.
Hóa đơn chiết khấu giảm giá hạch toán như sau:
Công ty B (bên mua)
Nếu mặt hàng chiết khấu còn tồn kho, ta hạch toán giảm giá hàng bán như sau:
Nếu mặt hàng đã bán, ta hạch toán giảm giá vốn hàng bán:
Nếu mặt hàng đã đưa vào sản xuất, ta hạch toán ghi giảm chi phí:

2. Hạch toán hàng bán bị trả lại theo TT133

Bài toán ghi giảm doanh thu, hàng bán bị trả lại: Công ty A đã xuất bán 10.000.000 tiền hàng cho Công ty B kèm theo 10% VAT GTGT, và bị Công ty B gửi trả lại hàng do hàng kém chất lượng.
Cách hạch toán:
Hạch toán ghi giảm doanh thu của Công ty A:
Hạch toán nhập kho hàng bị trả lại của Công ty A:
Cách kết chuyển:
Cuối kỳ kế toán, sau khi đã đối trừ tổng phát sinh bên nợ và có của tài khoản 511.
Ta kết chuyển doanh thu thuần sang TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh, ghi:

Trên đây là nội dung chia sẻ của chúng tôi về nội dung chiết khấu thương mại theo Thông tư 133. Hy vọng nội dung trình bày sẽ giúp ích bạn đọc. Nếu có câu hỏi phát sinh, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com