Hàng thừa kế bắt buộc gồm những ai? [Chi tiết 2023]

Một trong những vướng mắc lớn trong áp dụng quy định người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc là xác định cha đẻ, mẹ đẻ của người để lại di chúc còn sống hay đã chết vào thời gian mở thừa kế; đặc biệt việc xin cấp Trích lục khai tử rất khó thực hiện nếu cha đẻ, mẹ đẻ của họ đã chết từ lâu. Bất cập này cản trở việc tiến hành các thủ tục mở thừa kế, ảnh hưởng đến quyền lợi của những người thừa kế hợp pháp. Vậy “Hàng thừa kế bắt buộc gồm những ai?”. Thông qua nội dung trình bày dưới đây, LVN Group xin trả lời câu hỏi về vấn đề này :

Hàng thừa kế bắt buộc gồm những ai?

1. Hàng thừa kế bắt buộc gồm?

Phần di sản dành cho người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc lần đầu tiên được quy định trong Thông tư 81 ngày 24/7/1981 của Tòa án nhân dân tối cao. Theo Thông tư này, nếu bằng di chúc người có di sản định đoạt, vì lợi ích của người khác, một phần tài sản lớn hơn giá trị của di sản trừ đi giá trị các “phần tài sản cho những người thừa kế bắt buộc” thì các phần di sản được hưởng theo di chúc sẽ bị cắt giảm theo yêu cầu của những người này. Những người “thừa kế bắt buộc” bao gồm vợ, chồng; con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, bố mẹ già yếu và túng thiếu. Phần này được ấn định bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật.
Kế thừa các quy định tại Thông tư 81, Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 bổ sung: 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật được tính bằng cách giả định toàn bộ di sản được chia theo pháp luật (Điều 20). Pháp lệnh cũng thay cụm từ “phần tài sản cho những người thừa kế bắt buộc” thành “những người được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc”.
Sau Pháp lệnh Thừa kế, Bộ luật Dân sự (BLDS) 1995 và 2005 tiếp tục quy định về vấn đề này. Căn cứ, Điều 669 BLDS năm 2005 quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc như sau: “Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo hướng dẫn tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:
1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.
Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc được hưởng một phần di sản tối thiểu bằng 2/3 một suất theo luật được xác định bằng cách giả định toàn bộ di sản chia theo pháp luật”
Mục đích của quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi của cha, mẹ, vợ, chồng, con của người để lại di sản trước những quyết định bất lợi đối với họ. Đây đều là những người có mối quan hệ thân thiết gần gũi nhất với người để lại di sản. Cả phương diện pháp lý cũng như đạo lý đều quy định rằng: việc chăm sóc, nuôi dưỡng những người này là bổn phận của người để lại di sản. Bổn phận ấy không chỉ được thực hiện khi người để lại di sản còn sống, mà ngay cả khi họ chết đi thì bổn phận ấy sẽ vẫn tiếp tục được thực hiện bằng việc người để lại di sản để lại một phần tài sản của mình cho cha, mẹ vợ chồng con cái của họ. Nếu những người này, vì một lý do nào đó mà không thực hiện hoặc thực hiện không trọn vẹn bổn phận của mình thì pháp luật – bằng những quy định của mình – sẽ ấn định cho những người có quan hệ gần gũi với người này luôn được hưởng một phần di sản từ khối di sản của người đó để lại. Đó chính là phần di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Phần di sản dành cho người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc là một phần di sản được trích ra từ khối tài sản của người chết để lại sau khi đã thanh toán xong các nghĩa vụ về tài sản.

2.Điều kiện hưởng thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc

Theo đó, những người thừa kế này sẽ được hưởng 2/3 của một suất nếu di sản được chia theo pháp luật (Đây còn gọi là kỷ phần thừa kế bắt buộc). Tuy nhiên, để hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc cần đáp ứng những điều kiện:
– Thuộc hàng thừa kế thứ nhất là con chưa thành niên, đã thành niên mà không có khả năng lao động, cha, mẹ, vợ, chồng.
– Người lập di chúc không cho họ hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn 2/3 của một suất nếu di sản được chia theo pháp luật.
– Không thuộc trường hợp từ chối nhận di sản theo hướng dẫn tại điều 620 Bộ luật dân sự
– Không thuộc trường hợp những người không có quyền hưởng di sản (điều 621 Bộ luật dân sự): Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó; Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản; Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng; Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

3.Kỷ phần thừa kế bắt buộc là gì?

Ở đây xuất hiện một khái niệm về “kỷ phần thừa kế bắt buộc” đây không phải khái niệm được quy định rõ trong luật tuy nhiên theo ngôn ngữ phổ thông của dân luật thì phần 2/3 của một suất thừa kế sẽ được gọi như vậy. Tuy nhiên việc tính 2/3 suất gặp không ít khó khăn do quy định của luật có nhiều cách hiểu đối với cách chưa thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc
– Cách 1: cho rằng tổng suất thừa kế bao gồm toàn bộ những người hưởng thừa kế theo pháp luật
– Cách 2: cho rằng tổng suất thừa kế trừ các trường hợp từ chối nhận di sản hoặc không có quyền thừa kế theo điều 621 Bộ luật dân sự 2015.

Trên đây là trả lời câu hỏi về vấn đề Hàng thừa kế chuyển tiếp gồm những ai? mà LVN Group gửi đến quý bạn đọc.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com