Khái niệm đồng phạm được hiểu là việc thực hiện hành vi phạm tội khi có từ hai chủ thể trở lên và tất nhiên các chủ thể này phải có năng lực trách nhiệm hình sự. Các chủ thể cùng nhau thực hiện tội phạm một cách cố ý. Vậy đối với đồng phạm dưới 18 tuổi thì xử phạt thế nào? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi nội dung trình bày: Quy định xử phạt đối với đồng phạm dưới 18 tuổi.
Quy định xử phạt đối với đồng phạm dưới 18 tuổi
1. Đồng phạm là gì?
Theo khoản 1 Điều 17 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
Trong đó, người đồng phạm bao gồm:
– Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
– Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
– Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
– Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
Mặt khác, người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.
(Khoản 3, 4 Điều 17 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017))
2. Các loại người trong đồng phạm
Vậy đồng phạm bao gồm những người nào?
Người thực hành trong đồng phạm
Người thực hành được xem là người trực tiếp tham gia vào việc thực hiện tội phạm và hành vi của họ đã được quy định cụ thể trong yếu tố khách quan của việc cấu thành tội phạm.
Người thực hành được quy định gồm hai dạng:
Dạng 1: Tự mình thực hiện hành vi mang tính khách quan đã được mô tả chi tiết trong cấu thành tội phạm
Dạng 2: Không tự mình trực tiếp thực hiện hành vi khách quan này mà sẽ có những hành vi tác động đến người khác để người này trực tiếp thực hiện hành vi khách quan. Nhưng người bị tác động này sẽ không phải chịu bất kì trách nhiệm nào về hình sự. Chúng thường xuẩ hiện trong các trường hợp phổ biến sau đây:
(i) Người thực hiện hành vi không có năng lực trách nhiệm hình sự.
(ii) Không có lỗi hoặc lỗi chỉ mang tính chất vô ý
(iii) Bị cưỡng bức về mặt tinh thần trong trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự.
Người giúp sức trong đồng phạm
Vậy thế nào là người giúp sức trong đồng phạm? Theo quy định pháp luật hiện hành, người tạo ra những điều kiện về mặt tính thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm được xem là người giúp sức.
Người giúp sức gồm 2 dạng sau:
(i) Giúp sức về mặt vật chất: gửi tới các công cụ và phương tiện cho người khác để sử dụng trong việc thực hiện tội phạm
(ii) Giúp sức về mặt tinh thần: Thực hiện các hành vi chỉ dẫn, đóng góp ý kiến, gửi tới tình hình hoặc hứa hẹn sẽ che giấu tội phạm hoặc hứa trước sẽ tiêu thụ tang vật.
Người xúi giục trong đồng phạm
Người xúi giục là người có các hành vi nhằm dụ dỗ, kích động, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người xúi giục có 2 đặc điểm sau:
(i) Sử dụng các thủ đoạn kích động, dụ dỗ, thúc đẩy tác động ảnh hưởng đến tư tưởng người khác khiến cho người này hình thành các ý định phạm tội.
(ii) Tội xúi giục người khác phạm tội phải nhằm vào một hay một số người cụ thể và phải nhằm gây ra việc thực hiện một tội phạm nhất định.
VD: Hành vi xúi giục người khác tự sát, dẫn đến hậu quả là người đó chết.
Người tổ chức trong đồng phạm
Người tổ chức bao gồm người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm
Người tổ chức bao gồm 3 loại sau:
(i) Người chủ mưu là người chủ động về mặt tinh thần gây ra việc thực hiện hành động phạm tội
(ii) Người cầm đầu là người trực tiếp đứng ra thành lập băng nhóm hoặc có hành vi tham gia vào việc soạn thảo các kế hoạc và phân công trách nhiệm cho đồng bọn.
(iii) Người chỉ huy là người trực tiếp điều khiển mọi hoạt động của băng nhóm phạm tội.
3. Quy định xử phạt đối với đồng phạm dưới 18 tuổi
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 91 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 14 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 thì:
Người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp quy định tại Mục 2 Chương này:
a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng, trừ tội phạm quy định tại các điều 134, 141, 171, 248, 249, 250, 251 và 252 của Bộ luật này;
b) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật này, trừ tội phạm quy định tại các điều 123, 134, 141, 142, 144, 150, 151, 168, 171, 248, 249, 250, 251 và 252 của Bộ luật này;
c) Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 17 Bộ luật Hình sự 2015 thì người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
– Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
– Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
– Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
– Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm
==> Vì vậy, theo hướng dẫn của pháp luật thì người dưới 18 tuổi là người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án mà có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả thì được miễn trách nhiệm hình sự. Chỉ đối với trường hợp là đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án thì người dưới 18 tuổi mới được miễn trách nhiệm hình sự. Còn đối với trường hợp là đồng phạm bình thường thì người dưới 18 tuổi không được miễn trách nhiệm hình sự. Việc xác định vai trò của người đồng phạm dưới 18 tuổi phụ thuộc vào quá trình điều tra vụ án.
Trên đây là các nội dung trả lời của chúng tôi về Quy định xử phạt đối với đồng phạm dưới 18 tuổi. Trong quá trình nghiên cứu, nếu như các bạn cần Công ty Luật LVN Group hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được trả lời.