Quy định xử phạt về tội đồng phạm trong luật dân sự

Đồng phạm là một trong những quy định trong bộ luật hình sự chỉ hành vi cùng cố ý thực hiện việc phạm tội của hai người trở lên. Vậy có quy định xử phạt về tội đồng phạm trong luật dân sự không? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi nội dung trình bày: Quy định xử phạt về tội đồng phạm trong luật dân sự.

Quy định xử phạt về tội đồng phạm trong luật dân sự

1. Đồng phạm là gì?

Theo khoản 1 Điều 17 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

Trong đó, người đồng phạm bao gồm:

– Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

– Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

– Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

– Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

Mặt khác, người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.

(Khoản 3, 4 Điều 17 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017))

2. Các loại người trong đồng phạm

Vậy đồng phạm bao gồm những người nào?

Người thực hành trong đồng phạm

Người thực hành được xem là người trực tiếp tham gia vào việc thực hiện tội phạm và hành vi của họ đã được quy định cụ thể trong yếu tố khách quan của việc cấu thành tội phạm.

Người thực hành được quy định gồm hai dạng:

Dạng 1: Tự mình thực hiện hành vi mang tính khách quan đã được mô tả chi tiết trong cấu thành tội phạm

Dạng 2: Không tự mình trực tiếp thực hiện hành vi khách quan này mà sẽ có những hành vi tác động đến người khác để người này trực tiếp thực hiện hành vi khách quan. Nhưng người bị tác động này sẽ không phải chịu bất kì trách nhiệm nào về hình sự. Chúng thường xuẩ hiện trong các trường hợp phổ biến sau đây:

(i) Người thực hiện hành vi không có năng lực trách nhiệm hình sự.

(ii) Không có lỗi hoặc lỗi chỉ mang tính chất vô ý

(iii) Bị cưỡng bức về mặt tinh thần trong trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự.

Người giúp sức trong đồng phạm

Vậy thế nào là người giúp sức trong đồng phạm? Theo quy định pháp luật hiện hành, người tạo ra những điều kiện về mặt tính thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm được xem là người giúp sức.

Người giúp sức gồm 2 dạng sau:

(i) Giúp sức về mặt vật chất: gửi tới các công cụ và phương tiện cho người khác để sử dụng trong việc thực hiện tội phạm

(ii) Giúp sức về mặt tinh thần: Thực hiện các hành vi chỉ dẫn, đóng góp ý kiến, gửi tới tình hình hoặc hứa hẹn sẽ che giấu tội phạm hoặc hứa trước sẽ tiêu thụ tang vật.

Người xúi giục trong đồng phạm

Người xúi giục là người có các hành vi nhằm dụ dỗ, kích động, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người xúi giục có 2 đặc điểm sau:

(i) Sử dụng các thủ đoạn kích động, dụ dỗ, thúc đẩy tác động ảnh hưởng đến tư tưởng người khác khiến cho người này hình thành các ý định phạm tội.

(ii) Tội xúi giục người khác phạm tội phải nhằm vào một hay một số người cụ thể và phải nhằm gây ra việc thực hiện một tội phạm nhất định.

VD: Hành vi xúi giục người khác tự sát, dẫn đến hậu quả là người đó chết.

Người tổ chức trong đồng phạm

Người tổ chức bao gồm người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm

Người tổ chức bao gồm 3 loại sau:

(i) Người chủ mưu là người chủ động về mặt tinh thần gây ra việc thực hiện hành động phạm tội

(ii) Người cầm đầu là người trực tiếp đứng ra thành lập băng nhóm hoặc có hành vi tham gia vào việc soạn thảo các kế hoạc và phân công trách nhiệm cho đồng bọn.

(iii) Người chỉ huy là người trực tiếp điều khiển mọi hoạt động của băng nhóm phạm tội.

3. Quy định xử phạt về tội đồng phạm trong luật dân sự

Theo nội dung tại mục 1, mục 2, có thể hiểu Đồng phạm được quy định trong pháp luật hình sự Việt Nam, do đó, không có khái niệm đồng phạm trong luật dân sự, bởi vì trong pháp luật dân sự không có truy cứu trách nhiệm hình sự và giải quyết dựa trên nguyên tắc thoả thuận giữa các bên.

4. Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm

Nguyên tắc chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm

  • Trong đồng phạm, tội phạm được thực hiện là do sự nỗ lực hợp sức chung của tất cả những người cùng tham gia. Hành vi của mỗi người là bộ phận cần thiết trong hoạt động chung đó.
  • Hậu quả tổn hại của tội phạm là kết quả hoạt động chung của tất cả những người cùng thực hiện gây ra. Hơn nữa, bản thân tội phạm cũng là thể thống nhất.
  • Do đó, không thể chia cắt tội phạm để buộc mỗi người đồng phạm phải chịu trách nhiệm về một phần của tội phạm.

Theo nguyên tắc này, Luật Hình sự Việt Nam xác định

  • Tất cả những người đồng phạm đều bị truy tố; xét xử về cùng tội danh, theo cùng điều luật và trong phạm vi hình phạt điều luật ấy quy định
  • Các nguyên tắc chung về việc truy cứu trách nhiệm hình sự; về quyết định hình phạt; về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm; mà những người này đã thực hiện được áp dụng chung cho tất cả

Nguyên tắc chịu trách nhiệm độc lập về việc cùng thực hiện vụ đồng phạm

  • Trong vụ đồng phạm, mỗi người đồng phạm tuy phải chịu trách nhiệm chung về tội phạm mà họ cùng thực hiện; nhưng do trách nhiệm hình sự là trách nhiệm cá nhân nên việc xác định trách nhiệm hình sự cho từng người đồng phạm vẫn dựa trên hành vi cụ thể của mỗi người

Nguyên tắc này thể hiện ở chỗ

  • Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm về hành vi vượt quá của người đồng phạm khác. Trong đó, hành vi vượt quá này được hiểu là hành vi vượt ra ngoài ý định chung của những người đồng phạm; và hành vi này có thể cấu thành tội phạm khác hoặc thỏa mãn dấu hiệu khung hình phạt tăng nặng.
  • Việc miễn trách nhiệm hình sự; hoặc miễn hình phạt đối với người đồng phạm này không loại trừ trách nhiệm của những người còn lại
  • Hành vi của người tổ chức, xúi giục hay giúp sức; dù chưa đưa đến việc thực hiện tội phạm vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự
  • Hành vi tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của người đồng phạm này không loại trừ trách nhiệm hình sự của những người khác

Nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm

  • Trong vụ đồng phạm, những người tham gia tuy phạm cùng một tội; nhưng tính chất và mức độ của họ không giống nhau; hành vi tham gia của mỗi người có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội riêng. Do vậy, trách nhiệm của mỗi người phải được xác định khác nhau
  • Bộ luật Hình sự nước ta xác định chính sách hình phạt Nhà nước là: “Nghiêm trị và kết hợp với khoan hồng”. Nghiêm trị với người chủ mưu, cầm đầu; chỉ huy, ngoan cố,…Khoan hồng đối với người tự thú, đầu thú; thành khẩn khai báo,…
  • Chính sách này được thể hiện rõ trong đường lối xét xử các vụ đồng phạm về tội xâm phạm an ninh quốc gia. Bởi vì trong các vụ án này; bên cạnh người cầm đầu, chủ mưu; hoạt động đắc lực còn có khá đông phạm tội do bị lừa phỉnh, ép buộc,..
  • Chính sách nghiêm trị kết hợp với khoan hồng cũng được thể hiện rõ trong các tội phạm khác; nếu trong các vụ đồng phạm này có sự phân hóa rõ rệt hai loại người – một bên là người cầm đầu và một bên là những người nhất thời phạm tội

Trên đây là các nội dung trả lời của chúng tôi về Quy định xử phạt về tội đồng phạm trong luật dân sự. Trong quá trình nghiên cứu, nếu như các bạn cần Công ty Luật LVN Group hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được trả lời.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com