Vấn đề các quy định của pháp luật về thời hiệu đang rất được các bạn quan tâm. Vậy các ban đã biết thời hiệu là gì? Thời hiệu tiếng Anh là gì chưa? Hãy nghiên cứu qua nội dung trình bày này !.
1. Thời hiệu là gì?
– Thời hiệu nói chung có thể được hiểu là một khoảng thời gian làm căn cứ để xác lập hoặc chấm dứt một quyền hay nói cách khác là khoảng thời gian để thực hiện quyền hoặc được miễn trừ nghĩa vụ.
Thời hiệu tiếng Anh là: Prescription
2. Phân loại thời hiệu
Thời hiệu: Bao gồm 4 loại:
+ Thời hiệu hưởng quyền dân sự
+ Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự
+ Thời hiệu khởi kiện
+Thời hiệu yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự.
Thời hiệu: Theo quy định tại BLTTDS 2015, dựa vào tiêu chí phân loại là nội dung yêu cầu sự việc có tranh chấp được không thì có hai loại thời hiệu như sau: thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự và thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự.
Lấy dấu mốc là thời gian trước khi đưa ra bản án hoặc quyết định giải quyết vụ việc dân thì Tòa án cấp sơ thẩm phải chấp nhận các yêu cầu áp dụng thời hiệu của các bên đương sự và dùng đó làm căn cứ để tính thời hiệu. Trong trường hợp này thì những người có liên quan được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu theo yêu cầu của đương sự hoàn toàn có quyền từ chối áp dụng thời hiệu này, pháp luật chỉ loại trừ trường hợp từ chối áp dụng thời hiệu với mục đích nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ khác.
3. Cách xác định thời hiệu
Cũng tương tự như thời hạn, xác định một khoảng thời gian là thời hiệu thì phải xác định thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc. Việc tính thời hiệu tuân thủ các nguyên tắc tính như trên.
Cách xác định thời hiệu đó là khoảng thời gian này lấy thời gian bắt đầu là ngày đầu tiên của thời hiệu và thời gian kết thúc chính là ngày cuối cùng của thời hiệu. Tuy nhiên, trong thực tiễn áp dụng có những trường hợp đặc biệt khi luật định thời hiệu chỉ có thời gian bắt đầu mà không có thời gian kết thúc. Ví dụ như thời hiệu tranh chấp bất động sản không quy định thời gian kết thúc.
Thời điểm bắt đầu, thời gian kết thúc khi xác định thời hiệu thường được tính là ngày có sự kiện pháp lý thực tiễn đã diễn ra. Ví dụ như ngày xảy ra tai nạn giao thông, ngày mà người để lại di sản mất, ….
Đặc điểm nổi bật của thời hiệu trong các xác định đó là thời hiệu là do luật định vì thế không đổi khi luật không đổi, không bị tác động bởi bất kì chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự. Thời hiệu không thể tăng lên, không thể rút ngắn lại, khi đã kết thúc thời hiệu thì chủ thể cũng không thể yêu cầu gia hạn theo ý chí của mình.
4. Khi nào thì áp dụng thời hiệu?
Khoản 2 Điều 149 Bộ luật dân sự 2015 có quy định như sau:
Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ, việc.
Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.
Vì vậy, có thể thấy nếu các bên đương sự không yêu cầu áp dụng thời hiệu thì Tòa án sẽ không xem xét đến vấn đề thời hiệu. Khi một chủ thế yêu cầu Tòa án áp dụng thời hiệu thì yêu cầu phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ, việc.
Tuy nhiên, trong trường hợp người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu từ chối áp dụng thời hiệu thì Tòa án sẽ không áp dụng thời hiệu.
5. Quy định về thời hiệu trong Bộ luật dân sự năm 2015 có một số điểm mới
Thứ nhất, việc kết thúc thời hiệu chỉ dẫn đến những hậu quả pháp lý nếu có những điều kiện do luật quy định.
Thứ hai, thời hiệu có thể được áp dụng theo hướng dẫn của Bộ luật dân sự hoặc luật khác có liên quan.
Thứ ba, một hoặc các bên có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng thời hiệu nhưng yêu cầu áp dụng thời hiệu phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ, việc.
6. Có những loại thời hiệu nào?
Việc xác định các loại thời hiệu dựa vào hậu quả pháp lý của việc kết thúc thời hiệu. Theo quy định tại Điều 150 Bộ luật dân sự 2015:
Điều 150. Các loại thời hiệu
- Thời hiệu hưởng quyền dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự.
- Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì người có nghĩa vụ dân sự được miễn việc thực hiện nghĩa vụ.
- Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.
- Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền yêu cầu.
Đây là các thông tin chúng tôi tuyể lượt qua các quy định của pháp luật xin gửi đến các bạn. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp các bạn hiểu hơn về thời hiệu.