Ý nghĩa của thời hiệu là gì? [Chi tiết 2023]

Thời hiệu là khoảng thời gian mà văn bản quy phạm pháp luật hoặc một quyền do pháp luật quy định có hiệu lực bắt buộc thi hành. Thời hiệu có một ý nghĩa cần thiết trong việc giải quyết các quan hệ pháp luật phát sinh tranh chấp. Bài viết dưới đây phân tích và làm rõ vấn đề trên.

1. Thời hiệu là gì?

Khoản 1 Điều 149 Bộ luật dân sự 2015 Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.
Trong giao lưu dân sự chủ thể tham gia quan hệ dân sự được hường các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ dân sự.
Sự ổn định các quan hệ dân sự là một trong những mục đích điều chỉnh của pháp luật dân sự. Mặt khác, đối tượng của giao lưu dân sự chủ yếu là tài sản để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng, sản xuất, kinh doanh, cho nên tài sản luôn có sự biến đổi về cách thức và tính năng, tác dụng. Do vậy cùng với sự thay đổi về thời gian thì tài sản có thể không còn tồn tại.
Khi có hành vi vi phạm đến quyền tài sản của mình, người khởi kiện phải chứng minh nguồn gốc tài sản, loại tài sản, cách thức của tài sản… Tuy nhiên, với thời gian càng lâu thì việc chứng minh càng gặp khó khăn và nhiều trường hợp không thể chứng minh được.
Do vậy pháp luật quy định một thời hạn nhất đinh cho sự phát sinh, tồn tại hay chấm dứt quyền nghĩa vụ dân sự, thời hạn này được gọi là thời hiệu. Thời hiệu là thời hạn do pháp luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự, được miễn trừ nghĩa vụ dân sự hoặc mất quyền khởi kiện (Điều 150 BLDS).
Vì vậy, Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.

2. Ý nghĩa của thời hiệu

Thời hiệu đóng một vai trò cần thiết trong việc ổn định các quan hệ dân sự. Nếu không quy định thời hiệu, mỗi chủ thể tham gia vào quan hộ dân sự luôn bị đe dọa bởi tranh chấp có thể xảy ra, làm ảnh hưởng đến quyền lợi và đời sống của họ. Hơn nữa các căn cứ phát sinh quan hệ dân sự do thời gian làm cho quá trình chứng minh phức tạp. Khi giải quyết các tranh chấp dân sự, Toà án cần phải tiến hành điều tra thu thập chứng cứ để xác định sự thật khách quan nên nếu thời gian đã qua đi quá lâu, quá trình thu thập chứng cứ khó bảo đảm chính xác.

3. Nguyên tắc áp dụng thời hiệu

Thời hiệu là thời hạn do luật định nên đương nhiên phải được áp dụng theo đúng nguyên tắc mà nhà làm luật yêu cầu. Những nguyên tắc được ghi nhận hiện nay bao gồm:
Thứ nhất, nguyên tắc chung áp dụng thời hiệu là tuân thủ nghiêm túc các quy định trong Bộ luật Dân sự hiện hành cũng như các luật khác có liên quan. Mỗi lĩnh vực có đặc thù riêng nên có thể sẽ được Nhà nước điều chỉnh bằng một luật riêng nhất định và mỗi luật này có thể sẽ có các quy định về thời hạn riêng. Theo đó, nếu trong mỗi luật khác có liên quan đã ghi nhận về thời hiệu thì ưu tiên áp dụng loại thời hiệu này. Trường hợp luật khác có liên quan không quy định thì áp dụng theo thời hiệu ghi nhận trong Bộ luật Dân sự. Nguyên tắc này được cụ thể hoá trong luật hiện hành là Khoản 1 Điều 149 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Thứ hai, nguyên tắc mang tính ưu tiên bảo vệ quyền lợi cho các chủ thể khi áp dụng thời hiệu. Nguyên tắc này có ý nghĩa rất lớn vì trong nhiều trường hợp, khi hết thời hiệu thì về nguyên tắc chung sẽ làm phát sinh hậu quả pháp lý nhất định. Ví dụ trường hợp hết thời hiệu khởi kiện giải quyết vụ án dân sự, về nguyên tắc chủ thể đã mất quyền khởi kiện nhưng nếu cả nguyên đơn và bị đơn đều không yêu cầu áp dụng thời hiệu thì Toà án sẽ không coi là hết hạn mà vẫn giải quyết như vụ việc vẫn còn hạn khởi kiện. Nội hàm nguyên tắc này được thể hiện qua các nội dung:
Một là, toà án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Toà án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc. Vì vậy, nếu hết thời hạn thời kiện mà các bên không yêu cầu thì Toà án cấp sơ thẩm vẫn giải quyết như vụ án thông thường. Đặc biệt, nếu sau khi Toà án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định đối với vụ việc mà mới yêu cầu áp dụng thời hiệu thì cũng không giải quyết theo yêu cầu vụ việc này. Ví dụ như: Thời hiệu để các chủ nợ (người có quyền yêu cầu thanh toán nợ) yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản là 03 năm kể từ ngày người để lại di sản chết. Khi hết thời hiệu 03 năm này mà chủ nợ mới khởi kiện ra Toà án yêu cầu người thừa kế thanh toán mà người thừa kế không yêu cầu áp dụng thời hiệu thì Toà án vẫn giải quyết như bình thường.
Hoặc vẫn cùng trường hợp này, sau khi Toà án cấp sơ thẩm ra bản án rồi mà người thừa kế mới có yêu cầu áp dụng thời hiệu khởi kiện thì Toà án sẽ từ chối, không áp dụng quy định về thời hiệu để giải quyết vụ án nữa.
Hai là, khi có yêu cầu áp dụng thời hiệu mà người được hưởng lợi từ chối áp dụng thì Toà án cũng không áp dụng nữa mà vẫn xét xử giải quyết như bình thường. Ví dụ như, khi hết 06 tháng kể từ thời gian người chiếm hữu hợp pháp đối với con gia súc đi lạc, người chiếm hữu hợp pháp trở thành chủ sở hữu mới của con gia súc đi lạc này. Tuy nhiên, người chiếm hữu hợp pháp từ chối áp dụng thời hiệu này để không trở thành chủ sở hữu của con gia súc đi lạc. Trường hợp này pháp luật cho phép người chiếm hữu hợp pháp có được quyền này.
Trên đây là nội dung khái niệm và ý nghĩa của thời hiệu theo hướng dẫn của pháp luật LVN Group gửi đến bạn đọc. Nếu có câu hỏi, vui lòng liên hệ công ty luật LVN Group để được tư vấn.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com