Phân biệt tái thẩm và phúc thẩm (Cập nhật 2023) - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Phân biệt tái thẩm và phúc thẩm (Cập nhật 2023)

Phân biệt tái thẩm và phúc thẩm (Cập nhật 2023)

Trong quá trình tố tụng hình sự, các thủ tục tố tụng đực tiến hành theo nhiều bước xét xử tuỳ thuộc vào từng vụ án. Trong đó thủ tục tái thẩm và phúc thẩm la hai thủ tục dễ gây nhầm lẫn. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời các bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây của Công ty Luật LVN Group về Phân biệt tái thẩm và phúc thẩm (Cập nhật 2023).

Phân biệt tái thẩm và phúc thẩm

1. Khái niệm tái thẩm 

Tái thẩm là việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng do các đương sự kháng nghị khi phát hiện ra tình tiết mới có thể làm thay đổi nội dung cơ bản của bản án, quyết định mà trước đó khi Tòa ra bản án các đương sự không biết. Do đó, có thể hiểu, khi một bản án, quyết định đã có hiệu lực mà sau đó phát hiện tình tiết mới có thể thay đổi nội dung của bản án, quyết định đó thì có thể yêu cầu Tòa án có thẩm quyền xem xét theo thủ tục tái thẩm.

Tái thẩm không phải là một cấp xét xử mà chỉ là một thủ tục đặc biệt của Tòa án để đảm bảo việc xét xử đúng pháp luật, không để diễn ra oan sai vì:

– Đối tượng của thủ tục tái thẩm là bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Về cơ bản những bản án hay quyết định của Tòa án khi đã có hiệu lực pháp luật thì các chủ thể liên quan phải chấp hành bản án, quyết định đó. Nhưng một số trường hợp mặc dù bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng ảnh hưởng đến quyền lợi ích hợp pháp của đương sự. Vậy nên pháp luật đặt ra thủ tục tái thẩm để xem xét lại những bản án, quyết định đó nhằm bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của đương sự.

– Chủ thể có quyền và lợi ích liên quan đến bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không thể trực tiếp kháng cáo. Pháp luật quy định chủ thể có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm chỉ có Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Phiên tòa tái thẩm không bắt buộc có đương sự. Nếu cần thiết Hội đồng tái thẩm sẽ triệu tập đương sự.

2. Phúc thẩm là gì?

Phúc thẩm được áp dụng đối với các vụ án dân sự, hình sự, lao động, kinh tế, hành chính. Phúc thẩm là một hoạt động tố tụng, trong đó Toà án cấp trên tiến hành kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cự của bản án, quyết định do Toà án cấp sơ thẩm xử mà bị kháng cáo, kháng nghị, kiểm tra tính hợp pháp là kiểm tra việc áp dụng pháp luật của toà sợ thẩm khi ra bản án, quyết định đó, bao gồm cả pháp luật nội dung và pháp luật tố tụng; kiểm tra tính có căn cứ của bản án, quyết định là kiểm tra những chứng cứ đã thu thập được có phù hợp với thực tiễn không, kết luận của bản án/quyết định có phù hợp với hồ sơ vụ án được không.

Toà án nhân dân cấp tỉnh, Toà án quân sự cấp quân khu là các toà án cấp phúc thẩm đối với bản án, quyết định của Toà án nhân cấp huyện, Toà án quân sự cấp khu vực. Toà phúc thẩm của Toà án nhân dân tối cao, Toà án quân sự trung ương là Toà án cấp phúc thẩm đối với bản án, quyết định của Toà án nhân dân cấp tỉnh, Toà án quân sự cấp quân khu. Đối với các vụ án hình sự, Toà án cấp phúc thẩm có quyền quyết định:

– Không chấp thuận những kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm;

– Sửa bản án sơ thẩm;

– Huỷ bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại;

– Huỷ bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án.

Mục đích của phúc thẩm là nhằm sửa chữa, khắc phục những sai lầm của Toà án cấp sơ thẩm khi xét xử và ra bản án/quyết định, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. Qua đó còn kiểm tra chất lượng xét xử của Toà án cấp sơ thẩm, đúc rút kinh nghiệm, uốn nắn những sai lầm trong công tác xét xử và có hướng bồi dưỡng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho Thẩm phán.

Bản án, quyết định của Toà án cấp phúc thẩm có hiệu lực thi hành ngay.

3. Phân biệt tái thẩm và phúc thẩm

3.1. Về tính chất

Tái thẩm về bản chất không phải là một cấp xét xử, mà làm một thủ tục tố tụng đặc biệt nhằm xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật do phát hiện tình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dung bản án, quyết định mà Tòa án không biết được lúc ra bản án, quyết định.

Phúc thẩm bản chất là một cấp xét xử của Toà án theo đó Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đó không có hiệu lực pháp luật và bị kháng cáo hoặc kháng nghị.

3.2. Căn cứ phát sinh

Đối với Tái thẩm, căn cứ kháng nghị bao gồm:

– Có căn cứ chứng minh lời khai của người làm chứng, kết luận giám định, kết luận định giá tài sản, lời dịch của người phiên dịch, bản dịch thuật có những điểm cần thiết không đúng sự thật.

– Có tình tiết mà Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm do không biết được mà kết luận không đúng làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án.

– Vật chứng, biên bản về hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, biên bản hoạt động tố tụng khác hoặc những chứng cứ, tài liệu, đồ vật khác trong vụ án bị giả mạo hoặc không đúng sự thật.

– Những tình tiết khác làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án.

Đối với Phúc thẩm, được tiến hành khi có đơn kháng cáo của người tham gia tố tụng hoặc kháng nghị của viện kiểm sát.

3.4. Các quyết định

Tại thủ tục tái thẩm, Hội đồng xét xử tái thẩm có thẩm quyền ra các quyết định như sau:

– Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị.

– Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại.

– Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án.

– Đình chỉ việc xét xử tái thẩm.” 

Tại phiên toà phúc thẩm, Hội đồng xét xử phải xem xét ra một trong các quyết định tố tụng sau:

– Quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm;

– Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm;

– Quyết định hoãn hoặc vẫn tiếp tục phiên tòa phúc thẩm;

– Ra bản án và các quyết định phúc thẩm.

 

Trên đây là tất cả thông tin về Phân biệt tái thẩm và phúc thẩm (Cập nhật 2023) mà Công ty Luật LVN Group cung cấp tới các bạn đọc giả. Nếu các bạn đọc giả còn có bất kỳ thắc mắc hay góp ý nào liên quan đến bài viết hoặc những vấn đề pháp lý khác hãy liên hệ với Công ty Luật LVN Group để nhận được sự hỗ trợ từ đội ngũ luật sư và các tác giả. Chúng tôi luôn sẵn lòng giải đáp thắc mắc của các bạn đọc. Trân trọng!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com