Quyết định tái thẩm có hiệu lực khi nào? (Cập nhật 2023) - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Quyết định tái thẩm có hiệu lực khi nào? (Cập nhật 2023)

Quyết định tái thẩm có hiệu lực khi nào? (Cập nhật 2023)

Trên thực tế không phải bất kỳ bản án hay quyết định nào đã có hiệu lực đều thể hiện được khách quan vụ án. Trong một số trường hợp, sau khi đã có bản án và quyết định có hiệu lực pháp luật, thì mới xuất hiện những tình tiết mới làm thay đổi bản chất vụ án hoặc thay đổi kết của của vụ án. Sau khi tiến hành xong thủ tục tái thẩm, Hội đồng tái thẩm sẽ ra quyết định tái thẩm đối với vụ án đó. Vậy quyết định tái thẩm có hiệu lực khi nào? Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời các bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây của Công ty Luật LVN Group về Quyết định tái thẩm có hiệu lực khi nào? (Cập nhật 2023).

Quyết định tái thẩm có hiệu lực khi nào

1. Khái niệm tái thẩm 

Tái thẩm là việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng do các đương sự kháng nghị khi phát hiện ra tình tiết mới có thể làm thay đổi nội dung cơ bản của bản án, quyết định mà trước đó khi Tòa ra bản án các đương sự không biết. Do đó, có thể hiểu, khi một bản án, quyết định đã có hiệu lực mà sau đó phát hiện tình tiết mới có thể thay đổi nội dung của bản án, quyết định đó thì có thể yêu cầu Tòa án có thẩm quyền xem xét theo thủ tục tái thẩm.

Tái thẩm không phải là một cấp xét xử mà chỉ là một thủ tục đặc biệt của Tòa án để đảm bảo việc xét xử đúng pháp luật, không để diễn ra oan sai vì:

– Đối tượng của thủ tục tái thẩm là bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Về cơ bản những bản án hay quyết định của Tòa án khi đã có hiệu lực pháp luật thì các chủ thể liên quan phải chấp hành bản án, quyết định đó. Nhưng một số trường hợp mặc dù bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng ảnh hưởng đến quyền lợi ích hợp pháp của đương sự. Vậy nên pháp luật đặt ra thủ tục tái thẩm để xem xét lại những bản án, quyết định đó nhằm bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của đương sự.

– Chủ thể có quyền và lợi ích liên quan đến bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không thể trực tiếp kháng cáo. Pháp luật quy định chủ thể có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm chỉ có Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Phiên tòa tái thẩm không bắt buộc có đương sự. Nếu cần thiết Hội đồng tái thẩm sẽ triệu tập đương sự.

2. Quyết định tái thẩm là gì?

Trong quá trình xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục tái thẩm, thì quyết định tái thẩm có vị trí quyết định toàn bộ quá trình này. Nếu kháng nghị tái thẩm làm phát sinh một trình tự mới (thủ tục tái thẩm) thì quyết định tái thẩm sẽ chấm dứt trình tự này.

Quyết định tái thẩm là một văn bản pháp lý do Hội đồng tái thẩm ban hành theo hướng dẫn của Bộ luật tố tụng hình sự nhằm xác định tính hợp pháp được không hợp pháp của bản án hoặc quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị tái thẩm.

Về cách thức, cũng như quyết định giám đốc thẩm, cho đến nay không có một quy định nào đề cập đến loại văn bản này và thực tiễn xét xử các bản án hoặc quyết định bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm cũng rất ít, nên quyết định tái thẩm cũng tương tự như quyết định giám đốc thẩm, chỉ có thay đổi tên gọi

3. Quy định về Hội đồng tái thẩm

3.1. Hội đồng xét xử tái thẩm trong vụ án hình sự

Hội đồng tái thẩm cũng giống như Hội đồng giám đốc thẩm, bao gồm: Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao, Toà án quân sự trung ương, Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh, ủy ban thẩm phán Toà án quân sự cấp quân khu.

Về thành phần Hội đồng tái thẩm Theo quy định tại Điều 403 BLTTHS 2015 thì “Các thủ tục khác về tái thẩm được thực hiện theo các quy định về thủ tục giám đốc thẩm quy định tại Bộ luật này”. Theo đó, các quy định về nội dung, hiệu lực của quyết định tái thẩm, thời hạn gửi, đơn vị, tổ chức cá nhận được gửi (nhận) quyết định tái thẩm vụ án hình sự, thời hạn chuyển hổ sơ vụ án để điều tra lại, xét xử lại vụ án sau khi HĐXX tái thẩm hủy bản án hoặc quyết định được thực hiện theo các quy định tương ứng của BLTTHS 2015 về thủ tục giám đốc thẩm.

Thành phần Hội đồng tái thẩm cũng giống thành phần Hội đồng giám đốc thẩm, nếu Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao hoặc Toà án quâ sự trung ương thì gồm 3 Thẩm phán; nếu ở Uỷ ban thẩm phán hoặc Hội đồng thẩm phán thì phải có 2/3 tổng số các thành viên tham gia mới hợp pháp.

Điều 402 BLTTHS năm 2015 Thẩm quy định về quyền của Hội đồng tái thẩm:

– Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị.

– Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại.

– Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án.

– Đình chỉ việc xét xử tái thẩm.

3.2. Hội đồng xét xử tái thẩm trong vụ án dân sự

rong hội đồng xét xử tái thẩm, không có sự tham gia của hội thẩm nhân dân. Thành phần hội đồng xét xử tái thẩm được quy định tại các điều 66, 337 và 357 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 như sau

– Ủy ban thẩm phán tòa án nhân dân cấp cao xét xử tái thẩm bằng hội đồng xét xử gồm ba thẩm phán đối với bản án, quyết định của tòa án nhân dân cấp tỉnh, tòa án nhân dân cấp huyện có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. Đối với bản án, quyết định của tòa án nhân dân cấp tỉnh, tòa án nhân dân cấp huyện đã có hiệu lực pháp luật có tính chất phức tạp hoặc bản án, quyết định đã được uỷ ban thẩm phán tòa án nhân dân cấp cao xét xử tái thẩm bằng hội đồng xét xử gồm ba thẩm phán nhưng không đạt được sự thống nhất khi biểu quyết thông qua quyết định về việc giải quyết vụ án thì uỷ ban thẩm phán tòa án nhân dân cấp cao xét xử tái thẩm gồm toàn thể uỷ ban thẩm phán tòa án nhân dân cấp cao.

– Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử tái thẩm bằng hội đồng xét xử gồm năm thẩm phán đối với bản án, quyết định của tòa án nhân dân cấp cao bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. Đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án nhân dân cấp cao có tính chất phức tạp hoặc bản án, quyết định đã được Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử tái thẩm bằng hội đồng xét xử gồm năm thẩm phán nhưng không đạt được sự thống nhất khi biểu quyết thông qua quyết định về việc giải quyết vụ án thì Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử tái thẩm gồm toàn thể Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

4. Các quyết định tái thẩm

Hội đồng tái thẩm có quyền ra các quyết định sau:

– Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị.

– Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại.

– Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án.

– Đình chỉ việc xét xử tái thẩm.

5. Thời điểm có hiệu lực của quyết định tái thẩm

Quyết định tái thẩm có hiệu lực kể từ ngày Hội đồng xét xử tái thẩm ra quyết định. 

Trên đây là tất cả thông tin về Quyết định tái thẩm có hiệu lực khi nào? (Cập nhật 2023) mà Công ty Luật LVN Group cung cấp tới các bạn đọc giả. Nếu các bạn đọc giả còn có bất kỳ thắc mắc hay góp ý nào liên quan đến bài viết hoặc những vấn đề pháp lý khác hãy liên hệ với Công ty Luật LVN Group để nhận được sự hỗ trợ từ đội ngũ luật sư và các tác giả. Chúng tôi luôn sẵn lòng giải đáp thắc mắc của các bạn đọc. Trân trọng!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com