Cách tính giá trị chiết khấu giấy tờ có giá [2023] - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Cách tính giá trị chiết khấu giấy tờ có giá [2023]

Cách tính giá trị chiết khấu giấy tờ có giá [2023]

Ngày 18/11/2021, Thống đốc NHNN Việt Nam ban hành Thông tư 18/2021/TT-NHNN quy định về hoạt động tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu đến các bạn Cách tính giá trị chiết khấu giấy tờ có giá [2023]. Mời các bạn đọc nội dung trình bày sau đây của chúng tôi để biết thêm thông tin !.

1.Khái niệm 

1.1.Cho vay chiết khấu là gì?

Trước khi nghiên cứu khái niệm cho vay chiết khấu là gì thì chúng ta cần biết chiết khấu và chiết khấu ngân hàng được hiểu thế nào.

1.2. Chiết khấu là gì?

Chiết khấu ( Discount ) trong kinh doanh thương mại được hiểu là việc giảm giá niêm yết của một mẫu sản phẩm / dịch vụ của doanh nghiệp tương ứng một tỷ suất Tỷ Lệ nhất định. Hiểu đơn thuần, chiết khấu là khoản phụ cấp hoặc nhượng bộ về giá .
Chiết khấu được đưa ra để lôi cuốn người mua đặt hàng và sau đó giao dịch thanh toán kịp thời .

1.3. Chiết khấu ngân hàng là gì?

Chiết khấu ngân hàng gắn liền với khái niệm cho vay chiết khấu là gì, theo đó được hiểu là nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn của ngân hàng thương mại, trong đó khách hàng chuyển nhượng quyền sở hữu những giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán cho ngân hàng thương mại để nhận lấy một  khoản tiền bằng giá trị đến hạn trừ đi lợi tức chiết khấu và hoa hồng phí.

Hiểu một cách đơn thuần, chiết khấu là mua sách vở có giá thời gian ngắn thấp hơn mệnh giá và giao dịch thanh toán theo mệnh giá khi đến hạn thanh toán giao dịch .
Còn theo Luật những tổ chức triển khai tín dụng thanh toán 47/2010 / QH12, chiết khấu được định nghĩa như sau :
“ Chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi những công cụ chuyển nhượng ủy quyền, sách vở có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn giao dịch thanh toán ” .
Trong chiết khấu, tỷ suất chiết khấu giữa giá phải trả và giá trị danh nghĩa của những sách vở có giá ( như hối phiếu hay trái phiếu ) là lãi suất vay nhận được về khoản cho vay để đổi lấy vật bảo vệ là sách vở có giá .
Lấy một ví dụ sau : Nếu một trái phiếu có giá danh nghĩa là 10.000 đồng, có thời hạn thanh toán giao dịch một năm được mua với giá 9.000 đồng, thì 1.000 đồng chiết khấu so với giá phải trả khi mua biểu lộ lãi suất vay là 1000 / 9000 = 11,1 % so với khoản cho vay đó .

Khoản vay chiết khấu trong cho vay chiết khấu là gì có thể hiểu là khoản nghiệp vụ tín dụng mà ngân hàng trung ương thực hiện việc cho các ngân hàng thương mại vay một khoản tiền để đáp ứng nhu cầu tiền mặt ngắn hạn hoặc nhu cầu bất thường của các ngân hàng thương mại. Khoản vay này sẽ được tính lãi suất chiết khấu.

2.Nghiệp vụ cho vay chiết khấu [2023]

Để được vay chiết khấu, khách hàng gửi tới Ngân hàng đơn xin vay chiết khấu, bảng kê thương phiếu kèm thương phiếu. Sau khi kiểm soát tính hợp pháp hợp lệ, NH tiến hành tính toán số tiền chiết khấu thương phiếu.

Số tiền cho vay chiết khấu (PV) được tính theo công thức toán tài chính, theo đó PV phụ thuộc vào Lãi suất chiết khấu và thời hạn còn lại của thương phiếu.

Từ công tức trên, ta có thể tính giá trị chiết khấu DV (Số chênh lệch giữa giá trị nhận được trong tương lai của thương phiếu FV với giá trị hiện tại PV) là số lãi phát sinh của nghiệp vụ cho vay chiết khấu thương phiếu:

DV = FV – PV

a. Hạch toán giai đoạn cho vay

Sau khi tính toán được số tiền cho vay (PV) kế toán lập chứng từ hạch toán:

Nợ: TK chiết khấu thương phiếu (2211)/ Nợ đủ tiêu chuẩn
Có: TK – Tiền gửi của khách hàng vay chiết khấu (4211), hoặc
– TK tiền mặt (1011)

Các thương phiếu nhận chiết khấu được lưu giữ riêng để theo dõi thu hồi nợ.

Thông thường khi vay chiết khấu, khách hàng phải trả một khoản lệ phí, hoa hồng chiết khấu. Kế toán lập chứng từ, hạch toán:

Nợ: TK tiền mặt hoặc tiền gửi của khách hàng vay
Có: TK thu phí nghiệp vụ chiết khấu (717)

– Định kỳ, kế toán tính và hạch toán lãi dự thu:

Nợ: TK lãi phải thu từ hoạt động tín dụng (3941)
Có: TK thu lãi cho vay (702)

Lưu ý: Tổng số lãi dự thu cộng dồn đến thời gian đáo hạn của thương phiếu bằng DV

b. Kế toán thu nợ

Đến hạn thanh toán, Ngân hàng sẽ yêu cầu người phát hành thương phiếu thanh toán. Đối với loại chiết khấu truy đòi, nếu người phát hành thương phiếu không có khả năng thanh toán thì ngân hàng có quyền truy đòi đến khách hàng vay chiết khấu. Kế toán hạch toán:

Nợ: TK tiền mặt (1011, 4211/ khách hàng): FV = PV + DV
Có: TK Cho vay chiết khấu (TK2211): Số tiền cho vay chiết khấu (PV)
Có: TK lãi phải thu từ hoạt động tín dụng (3941): Lãi (DV)

Trường hợp khoản vay không được thanh toán đúng hạn thì kế toán sẽ chuyển sang tài khoản nợ thích hợp và trích lập dự phòng rủi ro.

3.Tái chiết khấu giấy tờ có giá là gì? 

3.1.Tái chiết khấu giấy tờ có giá

Chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá của các ngân hàng là nghiệp vụ Ngân hàng Nhà nước mua ngắn hạn các giấy tờ có giá còn thời hạn thanh toán, mà các giấy tờ có giá này đã được các ngân hàng giao dịch trên trên thị trường sơ cấp hoặc mua lại trên thị trường thứ cấp.

Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội và thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

Căn cứ định hướng phát triển kinh tế – xã hội của Chính phủ và mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia trong từng thời kỳ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định lĩnh vực Ngân hàng Nhà nước ưu tiên chiết khấu, tái chiết khấu cho các ngân hàng.

3.2. Đối tượng áp dụng của quy chế:

Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu với các ngân hàng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng.

Các trường hợp không được Ngân hàng Nhà nước chấp nhận chiết khấu, gồm:

– Ngân hàng đã sử dụng hết hạn mức chiết khấu;

– Các giấy tờ có giá không đủ điều kiện theo qui định của Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu của Ngân hàng Nhà nước với các ngân hàng;

– Giấy đề nghị chiết khấu gửi Ngân hàng Nhà nước có nội dung không phù hợp với qui định, người ký không đúng thẩm quyền.

3.3. Lãi suất chiết khấu:

Là lãi suất do Ngân hàng Nhà nước áp dụng để tính số tiền thanh toán khi thực hiện chiết khấu giấy tờ có giá. Lãi suất chiết khấu do Ngân hàng Nhà nước xác định và công bố, phù hợp với mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.

3.4. Hình thức chiết khấu:

– Chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại của giấy tờ có giá: Theo cách thức này, Ngân hàng Nhà nước mua hẳn giấy tờ có giá của các ngân hàng theo giá chiết khấu

– Chiết khấu có kỳ hạn: Ngân hàng Nhà nước chiết khấu các giấy tờ có giá, đồng thời yêu cầu ngân hàng cam kết mua lại toàn bộ giấy tờ có giá đã chiết khấu sau một thời gian nhất định. Kỳ hạn chiết khấu tối đa là 91 ngày.

3.5. Các loại giấy tờ có giá được chiết khấu:

Các giấy tờ có giá được Ngân hàng Nhà nước chiết khấu gồm tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và các loại giấy tờ có giá khác được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước qui định trong từng thời kỳ

3.6. Điều kiện để các giấy tờ có giá được sử dụng trong giao dịch chiết khấu, tái chiết khấu tại Ngân hàng Nhà nước:

Các loại giấy tờ có giá được Ngân hàng Nhà nước chiết khấu khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

– Thuộc danh mục các loại giấy tờ có giá được sử dụng trong nghiệp vụ Chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước qui định.

– Được phát hành bằng đồng Việt Nam (VNĐ) và có thể chuyển nhượng được.

– Trường hợp chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại của giấy tờ có giá: Thời hạn còn lại tối đa của giấy tờ có giá phải là 91 ngày.

– Trường hợp chiết khấu có kỳ hạn: Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá phải dài hơn thời hạn Ngân hàng Nhà nước chiết khấu.

3.7. Hạn mức chiết khấu:

Hạn mức chiết khấu được xác định theo quý, là số dư tối đa mà Ngân hàng Nhà nước thực hiện chiết khấu đối với các giấy tờ có giá cho một ngân hàng tại mọi thời gian trong quý.

Căn cứ tổng hạn mức mức chiết khấu và mục tiêu ưu tiên đầu tư tín dụng trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước phân bổ hạn mức chiết khấu đối với từng ngân hàng.

Chậm nhất vào ngày 15 tháng đầu tiên của quý tiếp theo, các ngân hàng gửi hồ sơ đề nghị thông báo hạn mức chiết khấu giấy tờ có giá tới Ngân hàng Nhà nước (Vụ Tín dụng) để Ngân hàng Nhà nước có cơ sở xác định và thông báo hạn mức chiết khấu cho từng ngân hàng. 

Ngân hàng Nhà nước chỉ phân bổ và thông báo hạn mức chiết khấu cho các ngân hàng có đề nghị thông báo hạn mức chiết khấu gửi tới Ngân hàng Nhà nước đúng thời gian qui định (theo dấu bưu điện hoặc fax).

 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com