Quy định về cho vay nặng lãi theo luật dân sự (Cập nhật 2023) - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Quy định về cho vay nặng lãi theo luật dân sự (Cập nhật 2023)

Quy định về cho vay nặng lãi theo luật dân sự (Cập nhật 2023)

Cho vay nặng lãi là cho vay với mức lãi suất cao, dưới góc độ pháp lý, lãi suất cao dựa trên mức cao nhất mà pháp luật quy định. Thông thường, cho vay nặng lãi thường xảy ra trong giao dịch dân sự – loại giao dịch pháp luật tôn trọng sự thoả thuận của các bên. Vậy Quy định về cho vay nặng lãi theo luật dân sự thế nào? Hãy cùng Luật LVN Group nghiên cứu thông qua nội dung trình bày dưới đây.

1. Cho vay nặng lãi là gì?

Cho vay nặng lãi hay cho vay lãi nặng là cho vay với mức lãi suất cao, dưới góc độ pháp lý, lãi suất cao dựa trên mức cao nhất pháp luật quy định.

2. Quy định của pháp luật dân sự về lãi suất 

Thông thường, cho vay nặng lãi thường xảy ra trong giao dịch dân sự – loại giao dịch pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của các bên. Tuy nhiên, pháp luật vẫn có giới hạn về mức lãi suất để đảm bảo tính an toàn của giao dịch, quyền và lợi ích của các bên trong giao dịch. Căn cứ, Điều 468 Bộ luật dân sự hiện hành quy định về lãi suất như sau:

“1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tiễn và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời gian trả nợ”.

Vì vậy, trong giao dịch dân sự, các bên có thể thỏa thuận về lãi suất nhưng lãi suất không vượt quá 20%/ năm của khoản vay. Vì vậy, mức lãi suất cao nhất trong giao dịch dân sự là 20%/ năm, tức là 1,6666%/ tháng.

3. Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cho vay nặng lãi

Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình có quy định:

“Điều 12. Vi phạm các quy định về quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự

[…] 4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

[…] d) Kinh doanh dịch vụ cầm đồ cho vay tiền có cầm cố tài sản nhưng lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất theo hướng dẫn của Bộ luật Dân sự;

đ) Không đăng ký ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự mà cho vay tiền có cầm cố tài sản hoặc không cầm cố tài sản nhưng lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất theo hướng dẫn của Bộ luật Dân sự;

[…] 6. Hình thức xử phạt bổ sung:

[…] b) Tước quyền sử dụng Giấy phép, Chứng chỉ hành nghề, Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự trong thời hạn từ 06 tháng đến 09 tháng đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm h và q khoản 3; điểm d khoản 4 và khoản 5 Điều này;

[…] đ) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được đối với hành vi quy định tại các điểm đ, i, k, l, m, n và r khoản 3; các điểm d, đ và k khoản 4 và điểm b khoản 5 Điều này;

Điều 16. Vi phạm quy định về họ, hụi, biêu, phường

[…] 3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Lợi dụng việc tổ chức họ để cho vay lãi nặng mà lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất theo hướng dẫn của Bộ luật Dân sự;

[…] 4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này”.

Lưu ý: Mức phạt tiền trên đây là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

4. Xử lý hình sự đối với hành vi cho vay nặng lãi

Điều 201 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự như sau:

Điều 201. Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.

Trên đây là toàn bộ nội dung về Quy định về cho vay nặng lãi theo luật dân sự (Cập nhật 2023) do Luật LVN Group gửi tới. Trong quá trình nghiên cứu, nếu quý bạn đọc còn có câu hỏi, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website hoặc Hotline để được hỗ trợ trả lời.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com