Tái chiết khấu giấy tờ có giá là gì? [Cập nhật 2023] - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Tái chiết khấu giấy tờ có giá là gì? [Cập nhật 2023]

Tái chiết khấu giấy tờ có giá là gì? [Cập nhật 2023]

Ngày 24/10/2023, Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định 1809/QĐ-NHNN về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu đến các bạn lãi suất tái chiết khấu năm. Mời các bạn đọc nội dung trình bày sau đây của chúng tôi để biết thêm thông tin !. 

1.Khái niệm lãi suất tái chiết khấu là gì?

Chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán.

Tái chiết khấu là việc chiết khấu các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác đã được chiết khấu trước khi đến hạn thanh toán.

Lãi suất tái chiết khấu là lãi suất tính trên số tiền ghi trên thương phiếu hoặc giấy tờ có giá trị trước khi đến hạn thanh toán. Lãi suất tái chiết khẩu là giá cả của dịch vụ mua, bán thương phiếu, giấy tờ có giá.

Lãi suất tái chiết khấu được áp dụng cho các nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác như tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi.

Có thể hiểu lãi suất tái chiết khấu được thực hiện trên cơ sở đối tượng là các giấy tờ có giá, ví dụ: Hối phiếu, lệnh phiếu, trái phiếu… Các ngân hàng sẽ chấp nhận trả tiền cho người cầm (hoặc sở hữu các giấy đó) để đổi lại một khoản lời mà ta gọi là lãi suất chiết khấu và thu lại khoản tiền của họ đối với người thanh toán ghi trên đó khi đến hạn. Đến khi các ngân hàng này lại cần tiền nhưng các giấy tờ đó chưa đến hạn thanh toán, vì vậy họ bán lại các khoản sẽ thu này cho Ngân hàng Nhà nước để đổi lấy tiền mặt và bớt lại cho ngân hàng nhà nước một khoản, ta gọi đó là lãi suất tái chiết khấu.

Vai trò của lãi suất tái chiết khấu:

– Lãi suất tái chiết khấu được dùng để kiểm soát và điều tiết sự biến động lãi suất trên thị trường..

– Với ngân hàng thương mại lãi suất tái chiết khấu là lãi suất gốc để từ đó ấn định lãi suất chiết khấu và lãi suất cho vay khác.

2.Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất tái chiết khấu:

2.1. Mức cung cầu về tiền tệ trên thị trường:

Đây là một yếu tố cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành lãi suất trên thị trường. Và lãi suất tái chiết khấu cũng không nằm ngoài vòng ảnh hưởng.

Cung tiền tệ là tổng thể tiền tệ được sử dụng để giao dịch thanh toán trên thị trường.

Quyền kiểm soát mức cung tiền tệ là do Chính phủ, bởi vì hạn chế mức cung tiền tệ là điều cần thiết để tiền có giá trị. Cầu tiền tệ là nhu cầu về tiền của cá nhân, đơn vị, tổ chức,… để làm phương tiện giao dịch trao đổi, mau bán hàng hóa, dịch vụ,…

Mối quan hệ giữa mức cung tiền tệ với lãi suất là: nếu mức cung tiền tệ tăng so với cầu tiền tệ thì lãi suất giảm và ngược lại, nếu mức cung tiền tệ giảm so với cầu tiền tệ thì lãi suất tăng.

2.2. Chính sách tiền tệ của chính phủ:

Thực tế như chúng ta đã biết thì lãi suất tín dụng tăng quá cao hay giảm quá thấp đều ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế. Vì vậy Nhà nước đã thực hiện các chính sách tiền tệ của mình thông qua Ngân hàng Nhà nước Trung ương để chỉ huy toàn bộ hệ thống Ngân hàng nhằm điều chỉnh lãi suất, bình ổn nền kinh tế. Với tư cách ngân hàng của các ngân hàng, ngân hàng Trung ương thực hiện vai trò chỉ huy đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng của một quốc gia.

Với công cụ lãi suất, Ngân hàng Trung ương có thể điều tiết hoạt động của nền kinh kế vĩ mô bằng các phương pháp như sau: Ngân hàng có thể quy định mức lãi suất cho thị trường, chủ động điều chỉnh lãi suất để điều chỉnh tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, hạn chế hoặc mở rộng tín dụng nhằm thực hiện được mục tiêu giảm lạm phát và tăng trưởng kinh tế theo từng thời kì.

Khi lãi suất tăng lên làm cho nhu cầu tiêu dùng và đầu tư giảm thì Ngân hàng Nhà nước sẽ áp dụng giảm lãi suất tái chiết khấu cho các ngân hàng thương mại.

Khi lãi suất thị trường giảm, thừa tiền trong thị trường thì Ngân hàng nhà nước sẽ tăng lãi suất tái chiết khấu để giảm bớt khối lượng tín dụng cho các ngân hàng thương mại nhằm buộc các ngân hàng thương mại phải tăng lãi suất tín dụng đối với các thành phần trong nền kinh tế nhằm cân bằng giá trị của đồng tiền

2.3. Lạm phát:

Lạm phát cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tài chính nói chung và lãi suất tái chiết khấu nói riêng.

Khi lạm phát dự tính tăng lên, chi phí thực của việc vay tiền giảm xuống, kích thích người đi vay. Khi này một sự giảm xuống của cung và một sự tăng lên của cầu đối với quỹ cho vay sẽ đẩy lãi suất tăng lên.

Nói tóm lại, Khi dự tính lạm phát tăng, lãi suất tăng.

Điều này có nghĩa cần thiết trong việc dự đoán lãi suất khi nền kinh tế có xu hướng lạm phát tăng. Trên cơ sở đó nhà nước sẽ có một chính sách hợp lý để kiềm chế lạm phát.

2.4. Rủi ro kỳ hạn tín dụng:

Rủi ro tín dụng sẽ dẫn đến nhiều hệ quả như:

Đối với ngân hàng: Nếu một ngân hàng thương mại có tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ lớn, có những thông tin về việc ngân hàng có nhiều món vay không thu hồi được hoặc ngân hàng đó bị Ngân hàng Nhà nước đưa vào diện kiểm soát đặc biệt thì uy tín của ngân hàng đó bị giảm sút nghiêm trọng. Thêm nữa, rủi ro tín dụng xảy ra sẽ làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng thương mại đối với các nguồn tiền gửi.

Đối với nền kinh tế chung: Một khi rủi ro tín dụng xảy ra, uy tín và khả năng thanh toán của ngân hàng ảnh hưởng đầu tiên. Tiếp đó, người dân và các tổ chức đang có tiền gửi tại ngân hàng kéo đến ồ ạt đến rút tiền và chấm dứt quan hệ tín dụng.

Do đó, phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng không những là vấn đề sống còn đối với ngân hàng mà còn là yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế nói chung, góp phần vào sự ổn định và phát triển của toàn xã hội. Mục tiêu của quản lý rủi ro tín dụng là tối đa hóa lợi nhuận sau khi đã điều chỉnh rủi ro của ngân hàng với mức độ rủi ro trong giới hạn cho phép.

Mặt khác, lãi suất tái chiết khấu còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố khác như là sự ổn định về tình hình kinh tế – chính trị, các thể hình phạt chính trung gian, tỷ giá hối đoái, tình hình cân đối ngân sách và chính sách tài khóa của Nhà nước, tình hình tài chính quốc tế…

3.Tái chiết khấu giấy tờ có giá là gì? 

3.1.Tái chiết khấu giấy tờ có giá

Chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá của các ngân hàng là nghiệp vụ Ngân hàng Nhà nước mua ngắn hạn các giấy tờ có giá còn thời hạn thanh toán, mà các giấy tờ có giá này đã được các ngân hàng giao dịch trên trên thị trường sơ cấp hoặc mua lại trên thị trường thứ cấp.

Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội và thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

Căn cứ định hướng phát triển kinh tế – xã hội của Chính phủ và mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia trong từng thời kỳ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định lĩnh vực Ngân hàng Nhà nước ưu tiên chiết khấu, tái chiết khấu cho các ngân hàng.

3.2. Đối tượng áp dụng của quy chế:

Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu với các ngân hàng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng.

Các trường hợp không được Ngân hàng Nhà nước chấp nhận chiết khấu, gồm:

– Ngân hàng đã sử dụng hết hạn mức chiết khấu;

– Các giấy tờ có giá không đủ điều kiện theo qui định của Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu của Ngân hàng Nhà nước với các ngân hàng;

– Giấy đề nghị chiết khấu gửi Ngân hàng Nhà nước có nội dung không phù hợp với qui định, người ký không đúng thẩm quyền.

3.3. Lãi suất chiết khấu:

Là lãi suất do Ngân hàng Nhà nước áp dụng để tính số tiền thanh toán khi thực hiện chiết khấu giấy tờ có giá. Lãi suất chiết khấu do Ngân hàng Nhà nước xác định và công bố, phù hợp với mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.

3.4. Hình thức chiết khấu:

– Chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại của giấy tờ có giá: Theo cách thức này, Ngân hàng Nhà nước mua hẳn giấy tờ có giá của các ngân hàng theo giá chiết khấu

– Chiết khấu có kỳ hạn: Ngân hàng Nhà nước chiết khấu các giấy tờ có giá, đồng thời yêu cầu ngân hàng cam kết mua lại toàn bộ giấy tờ có giá đã chiết khấu sau một thời gian nhất định. Kỳ hạn chiết khấu tối đa là 91 ngày.

3.5. Các loại giấy tờ có giá được chiết khấu:

Các giấy tờ có giá được Ngân hàng Nhà nước chiết khấu gồm tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và các loại giấy tờ có giá khác được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước qui định trong từng thời kỳ

3.6. Điều kiện để các giấy tờ có giá được sử dụng trong giao dịch chiết khấu, tái chiết khấu tại Ngân hàng Nhà nước:

Các loại giấy tờ có giá được Ngân hàng Nhà nước chiết khấu khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

– Thuộc danh mục các loại giấy tờ có giá được sử dụng trong nghiệp vụ Chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước qui định.

– Được phát hành bằng đồng Việt Nam (VNĐ) và có thể chuyển nhượng được.

– Trường hợp chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại của giấy tờ có giá: Thời hạn còn lại tối đa của giấy tờ có giá phải là 91 ngày.

– Trường hợp chiết khấu có kỳ hạn: Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá phải dài hơn thời hạn Ngân hàng Nhà nước chiết khấu.

3.7. Hạn mức chiết khấu:

Hạn mức chiết khấu được xác định theo quý, là số dư tối đa mà Ngân hàng Nhà nước thực hiện chiết khấu đối với các giấy tờ có giá cho một ngân hàng tại mọi thời gian trong quý.

Căn cứ tổng hạn mức mức chiết khấu và mục tiêu ưu tiên đầu tư tín dụng trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước phân bổ hạn mức chiết khấu đối với từng ngân hàng.

Chậm nhất vào ngày 15 tháng đầu tiên của quý tiếp theo, các ngân hàng gửi hồ sơ đề nghị thông báo hạn mức chiết khấu giấy tờ có giá tới Ngân hàng Nhà nước (Vụ Tín dụng) để Ngân hàng Nhà nước có cơ sở xác định và thông báo hạn mức chiết khấu cho từng ngân hàng. 

Ngân hàng Nhà nước chỉ phân bổ và thông báo hạn mức chiết khấu cho các ngân hàng có đề nghị thông báo hạn mức chiết khấu gửi tới Ngân hàng Nhà nước đúng thời gian qui định (theo dấu bưu điện hoặc fax).

4.Lãi suất tái chiết khấu theo năm là gì?

Tăng lãi suất tái cấp vốn

Theo Quyết định 1809/QĐ-NHNN, lãi suất tái cấp vốn là 6,0%/năm, tăng 1% so với mức lãi suất tái cấp vốn tại Quyết định 1606/QĐ-NHNN ngày 22/09/2023 là 5%/năm

Tăng lãi suất tái chiết khấu

Căn cứ, lãi suất tái chiết khấu tại Quyết định 1809/QĐ-NHNN là 4,5%/năm.

Trước đây, tại Quyết định 1606/QĐ-NHNN thì mức lãi suất tái chiết khấu là 3,5%/năm.

Tăng mức lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ

Tại Quyết định 1809/QĐ-NHNN, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng tăng lên 7,0%/năm. 

Trước đây, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng theo Quyết định 1606/QĐ-NHNN là 6,0%/năm.

Quyết định 1809/QĐ-NHNN có hiệu lực từ ngày 25/10/2023 và thay thế Quyết định 1606/QĐ-NHNN ngày 22/9/2023.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com