Dịch vụ công chứng mua bán nhà đất uy tín [Cập nhật 2023] - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Dịch vụ công chứng mua bán nhà đất uy tín [Cập nhật 2023]

Dịch vụ công chứng mua bán nhà đất uy tín [Cập nhật 2023]

Mua bán đất đai là một trong những thỏa thuận phức tạp mà pháp luật điều chỉnh, do đó các bên cần thận trọng khi thực hiện thủ tục này. Mời quý bạn đọc cùng LVN Group nghiên cứu về công chứng mua bán nhà đất uy tín thông qua nội dung trình bày dưới đây.

1. Những loại hợp đồng bắt buộc phải được đơn vị có thẩm quyền công chứng, chứng thực:

Thứ nhất, đối với các hợp đồng liên quan đến nhà ở:

– Hợp đồng mua bán nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, trừ trường hợp mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư (Theo quy định tại Khoản 2 Điều 122 Luật nhà ở năm 2014).

– Hợp đồng tặng cho nhà ở hoặc bất động sản khác phải đăng ký quyền sở hữu (Theo quy định tại Khoản 1 Điều 459 Bộ luật dân sự năm 2015, trừ trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ trường hợp các bên có yêu cầu (Theo quy định tại Khoản 2 Điều 122 Luật nhà ở năm 2014).

– Hợp đồng đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở (Theo quy định tại Khoản 1 Điều 122 Luật nhà ở năm 2014) trừ trường hợp góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận (Theo quy định tại Khoản 2 Điều 122 Luật nhà ở năm 2014).

Lưu ý: Trước đây, theo hướng dẫn của Luật nhà ở năm 2003 và Bộ luật dân sự năm 2005, trường hợp cho thuê nhà ở từ 06 tháng trở lên, cho mượn, cho ở nhờ thì bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực. Tuy nhiên luật nhà ở năm 2014 đã có sự thay đổi trường hợp đó không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng trừ trường hợp các bên có nhu cầu.

Thứ hai, đối với các hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất (Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai năm 2013):

– Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

– Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất.

– Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất.

– Hợp đồng thế chấp (bảo lãnh) bằng quyền sử dụng đất.

– Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

Trừ trường hợp:

Đối với các hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản thì việc công chứng hoặc chứng thực được thực hiện theo yêu cầu của các bên chứ không phải là thủ tục bắt buộc.

Thứ ba, đối với các hợp đồng dân sự đã được lập trước đó có công chứng hoặc chứng thực thì khi sửa đổi hợp đồng phải thực hiện theo đúng cách thức của hợp đồng ban đầu, tức hợp đồng sửa đổi cũng phải công chứng hoặc chứng thực.Việc sửa đổi các hợp đồng đã được công chứng, chứng thực (theo hướng dẫn tại khoản 3, Điều 421 của Bộ luật Dân sự năm 2015).

2. Hồ sơ và trình tự thực hiện việc công chứng:

Thứ nhất, Các giấy tờ cần xuất trình:

– Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

– Chứng minh nhân dân, Hộ khẩu, Giấy chứng minh quan hệ vợ chồng như giấy đăng ký kết hôn, nếu trong trường hợp hộ khẩu không ghi quan hệ vợ, chồng hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, sử dụng đất không ghi rõ quan hệ vợ, chồng (đối với cá nhân).

* Trường hợp chuyển dịch một phần nhà/đất cần nộp thêm:

– Công văn của Văn phòng đăng ký đất và nhà, Hồ sơ kỹ thuật thửa đất, Hồ sơ hiện trạng nhà.

– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do UBND xã, phường cấp (nếu đang sống độc thân);

– Bản án ly hôn + Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu Tài sản hình thành sau ly hôn);

– Giấy chứng tử của vợ hoặc chồng;

– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (Nếu vợ, chồng chết trước khi có tài sản);

– Giấy tờ chứng minh là tài sản riêng: Được tặng cho riêng hoặc được thừa kế riêng (Hợp đồng tặng cho riêng hoặc văn bản khai nhận di sản thừa kế).

* Trường hợp bên mua không có hộ khẩu thường trú ở Hà Nội (chưa đủ điều kiện nhận chuyển dịch) cần nộp thêm:

– Sổ Bảo hiểm xã hội đã đóng BHXH tại Hà Nội đủ 3 năm;

– Xác nhận của đơn vị đang công tác;

– Đăng ký tạm trú tại Hà Nội còn thời hạn.

* Trường hợp có người tham gia giao dịch không trực tiếp đến ký hợp đồng thì phải có uỷ quyền hợp pháp (Người được uỷ quyền phải có CMND, hộ khẩu).

Thứ hai, Trình tự thủ tục công chứng:

– Người yêu cầu công chứng nộp đủ các giấy tờ nên trên cho công chứng viên, nộp phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu quy định.

– Công chứng viên nhận hồ sơ, xem xét hoặc soạn thảo hợp đồng và hẹn thời gian ký hợp đồng.

– Các bên đọc hợp đồng, sau khi nhất trí với nội dung thì các bên ký kết hợp đồng trước mặt công chứng viên.

– Công chứng viên ký công chứng hợp đồng.

– Nộp lệ phí, đóng dấu Văn phòng công chứng.

Trên đây là nội dung trình bày gửi tới thông tin về công chứng mua bán nhà đất uy tín mà LVN Group muốn gửi gắm tới các bạn. Hy vọng nội dung trình bày sẽ hữu ích với quý bạn đọc. Trong quá trình nghiên cứu nếu như quý khách hàng còn câu hỏi hay quan tâm và có nhu cầu được tư vấn về vấn đề trên, vui lòng liên hệ với LVN Group !!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com