Quy định về Chứng chỉ hành nghề 54 tháng [Mới nhất 2023] - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Quy định về Chứng chỉ hành nghề 54 tháng [Mới nhất 2023]

Quy định về Chứng chỉ hành nghề 54 tháng [Mới nhất 2023]

Căn cứ theo hướng dẫn của Điều 25, Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BYT của Bộ y tế ban hành ngày 26 tháng 02 năm 2016, hợp nhất nội dung của Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2012 được sửa đổi, bổ sung bởi:
Quy định về Chứng chỉ hành nghề 54 tháng

1. Quy định của pháp luật về Chứng chỉ hành nghề 54 tháng 

1. Thông tư số 16/2014/TT-BYT ngày 22 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn thí điểm về bác sỹ gia đình và phòng khám bác sỹ gia đình (sau đây viết tắt là Thông tư số 16/2014/TT-BYT) có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2014.
2. Thông tư số 41/2015/TT-BYT ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (sau đây viết tắt là Thông tư số 41/2015/TT-BYT) có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
Thì Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa phải là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa mà phòng khám đăng ký và và có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng tại chuyên khoa đó;
Vì vậy, bạn cần phân biệt giữa ”chứng chỉ hành nghề bác sỹ” với ”thời gian khám chữa bệnh thực tiễn”.
Thực tế, hồ sơ xin đăng ký thành lập phòng khám y tế (chuyên khoa hoặc đa khoa), phần về hồ sơ nhân sự sẽ gồm có:
1/. Chứng chỉ hành nghề bác sỹ.
2/. Văn bản xác nhận thời gian khám chữa bệnh liên tục của bác sỹ, được bệnh viện nơi bác sỹ công tác xác nhận thời gian thực tiễn đứng khám chữa bệnh.
KẾT LẠI:
Nếu bạn có chứng chỉ hành nghề bác sỹ và có thời gian khám chữa bệnh thực tiễn ít nhất là 54 tháng (được chứng minh bằng 1 văn bản xác nhận của 1 bệnh viện cụ thể, thì bạn đủ điều kiện để chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa.

2. Bác sĩ có phải thực hành lại nếu có thời gian bị gián đoạn?

Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Y tế, Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14/11/2011 của Bộ Y tế hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Thông tư số 41/2015/TT-BYT ngày 16/11/2011 của Bộ Y tế hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; để được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, người hành nghề phải bảo đảm các điều kiện sau:

Xác nhận về thời gian thực hành

Theo quy định tại Điều 24 Luật Khám bệnh, chữa bệnh, người có văn bằng chuyên môn y, trước khi cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh phải có thời gian thực hành. Đối với bác sĩ phải có 18 tháng thực hành tại Bệnh viện hoặc Viện nghiên cứu có giường bệnh.

Tiết a, Khoản 1, Điều 16 Thông tư số 41/2011/TT-BYT quy định, bác sĩ nếu có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất 18 tháng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng sau đó đã không tiếp tục thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong thời gian 2 năm tính đến ngày nộp hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề thì không phải thực hành lại nếu có giấy chứng nhận cập nhật kiến thức y khoa liên tục.

Trường hợp không có giấy chứng nhận cập nhật kiến thức y khoa liên tục thì phải thực hành theo hướng dẫn tại Khoản 1, Điều 24 Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

Thành phần hồ sơ

Điều 6 Nghị định 109/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định thành phần hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề gồm:

– Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo Mẫu 01 Phụ lục 1 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP.

– Giấy xác nhận quá trình thực hành theo Mẫu 02 Phụ lục 1 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP.

– Sơ yếu lý lịch tự thuật theo Mẫu 03 Phụ lục 1 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP.

– Bản sao hợp lệ văn bằng chuyên môn.

– Giấy khám sức khỏe.

– Phiếu lý lịch tư pháp.

– 2 ảnh màu 04×06 cm được chụp trên nền trắng trong vòng 6 tháng.

Thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh

Khoản 2, Điều 26 Luật Khám bệnh, chữa bệnh; Điểm b, Khoản 1, Điều 9 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP quy định, Giám đốc Sở Y tế chịu trách nhiệm cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề đối với người công tác tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn quản lý (trừ những trường hợp sau: (1) Người công tác tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế; (2) Người công tác tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc các Bộ khác; (3) Người nước ngoài đến hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam).

Khoản 3, Điều 9 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP quy định, trường hợp người hành nghề không công tác tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào tại thời gian đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề thì nộp hồ sơ về Sở Y tế, nơi đăng ký thường trú để đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

Vì vậy, cần rà soát lại việc bảo đảm trọn vẹn các điều kiện theo hướng dẫn như trên để hoàn thiện thủ tục đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo đúng quy định.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com