Tổng hợp quy định pháp luật về quy hoạch tỉnh - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Tổng hợp quy định pháp luật về quy hoạch tỉnh

Tổng hợp quy định pháp luật về quy hoạch tỉnh

Trên thực tiễn, các khu vực có thể được xác định cho một mục đích sử dụng, chúng có thể kết hợp một số hoạt động tương thích bằng cách sử dụng hoặc trong trường hợp phân vùng dựa trên cách thức, các quy định khác nhau có thể chi phối mật độ, kích thước và hình dạng của các tòa nhà được phép bất kể chúng sử dụng. Các quy tắc lập kế hoạch cho từng khu vực, xác định xem có thể cấp phép lập kế hoạch cho một sự phát triển nhất định được không. Vậy quy hoạch tỉnh là gì? Quy định về nội dung quy hoạch tỉnh? Hãy nghiên cứu nội dung liên quan đến vấn đề này trong nội dung trình bày dưới đây.

1. Quy hoạch tỉnh là gì?

Quy chế Quy hoạch của Tỉnh thuộc Đạo luật Quy hoạch. Nó phản ánh sự quan tâm của chính quyền cấp tỉnh đối với việc sử dụng đất đai, tài nguyên và phát triển bền vững, đồng thời đưa ra định hướng chính sách cho một cách tiếp cận toàn diện, tổng hợp và phối hợp đối với việc lập kế hoạch sử dụng đất. Nó cũng đóng vai trò như một hướng dẫn cho các đơn vị lập kế hoạch trong việc chuẩn bị, xem xét và sửa đổi các kế hoạch phát triển và chiến lược vùng. Những quy định về vấn đề này thay thế quy định về Chính sách sử dụng đất cấp tỉnh trước đây. Nó bao gồm ba phần riêng biệt: chính sách sử dụng đất của tỉnh, yêu cầu kế hoạch phát triển và yêu cầu hoạt động chăn nuôi.

Trên cơ sở quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Quy hoạch 2017 (có hiệu lực từ 01/01/2019) thì nội dung này được quy định như sau: “Quy hoạch là việc sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên lãnh thổ xác định để sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất nước phục vụ mục tiêu phát triển bền vững cho thời kỳ xác định”.

Vì vậy, quy hoạch là một trong những hoạt động của đơn vị có thẩm quyền cấp huyện, tỉnh, ngành, quốc gia thực hiện việc sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh để nhằm mục đích sử dụng tài nguyên, phát triển kết cấu hạ tầng, bảo vệ môi trường trên lãnh thổ. Việc các đơn vị có thẩm quyền thực hiện quy hoạc này để nhằm mục đích sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất nước phục vụ mục tiêu phát triển bền vững cho thời kỳ xác định. Đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam thì việc đưa ra các kế hoạch về quy hoạch là rất hợp lý để đất nước có những cơ sở hạ tầng hợp lý, giúp ổn định phần nào được nền kinh tế đất nước.

Cũng trên cơ sở quy định tại Điều 3 Luật Quy hoạch những tại khoản 8 có đề cập đến khái niệm quy hoạch tỉnh như sau: “Quy hoạch tỉnh là quy hoạch cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng ở cấp tỉnh về không gian các hoạt động kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, hệ thống đô thị và phân bố dân cư nông thôn, kết cấu hạ tầng, phân bố đất đai, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên cơ sở kết nối quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn”.

Ở bậc thứ nhất, Việt Nam được chia thành năm mươi tám tỉnh và năm thành phố trực thuộc trung ương. Các đô thị là những thành phố được xếp hạng cao nhất ở Việt Nam. Thành phố trực thuộc trung ương là thành phố trực thuộc trung ương và có địa vị đặc biệt ngang với tỉnh.. Các tỉnh được chia thành thành phố thuộc tỉnh, thị xã và huyện là đơn vị cấp hai. Ở cấp thứ ba, thành phố hoặc thị xã thuộc tỉnh được chia thành phường và xã, trong khi huyện nông thôn được chia thành thị trấn (thị trấn) và xã. Nên việc quy hoạch tỉnh để nhằm mục đích quy hoạch tổng thể quốc gia. Đồng thời thì quy hoạch cũng sẽ giúp cho sự phát triển không gian các hoạt động kinh tế – xã hội.

2. Vai trò, vị thế của quy hoạch tỉnh trong hệ thống quy hoạch

Trong khi quy hoạch tổng thể quốc gia được nghiên cứu trên không gian toàn quốc và được nghiên cứu sâu hơn theo các ngành lĩnh vực thông qua các quy hoạch cấp quốc gia khác như: Quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch  không gian biển quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia và quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành nhằm cụ thể hóa quy hoạch cấp quốc gia với mục tiêu đưa ra các định hướng, chiến lược tầm quốc gia cho Chính phủ và các bộ ngành thì quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh là các quy hoạch được thực hiện trên một địa bàn nhỏ hơn và mặc dù vẫn có thể có các quy hoạch có tính kỹ thuật, chuyên ngành nhằm cụ thể hóa quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, nhưng cơ bản đây là quy hoạch duy nhất được lập trên một ranh giới cụ thể.

(Hình 1: Sơ đồ vị trí Quy hoạch tỉnh trong hệ thống quy hoạch)

Tuy nhiên, khác với quy hoạch vùng với ranh giới không hoàn toàn phụ thuộc một đơn vị hành chính nào quản lý, trong khi quy hoạch tỉnh có ranh giới trùng với ranh giới của một đơn vị hành chính cấp tỉnh, vì vậy quy hoạch tỉnh sẽ là công cụ cho việc đưa ra các định hướng, chiến lược cho chính quyền tỉnh trong thời kỳ quy hoạch. Đồng thời, quy hoạch tỉnh cũng sẽ được quản lý, giám sát và triển khai tốt hơn so với quy hoạch vùng do gắn liền với một chính quyền địa phương.

Với yêu cầu tích hợp cao, cũng như phải đưa ra được các định hướng, chiến lược cho chính quyền cấp tỉnh trong thời kỳ quy hoạch, quy hoạch tỉnh sẽ là một quy hoạch đồ sộ cần có sự tham gia và cũng sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ các ngành, lĩnh vực và cộng đồng trên địa bàn tỉnh. Cũng vì tính chất bao trùm nên các kỳ vọng về việc quy hoạch tỉnh giúp giải quyết mọi vấn đề về phát triển địa phương thường sẽ được đặt ra khi lập quy hoạch tỉnh. Tuy nhiên, việc này là khó có thể thực hiện vì sẽ cần nguồn lực lớn (nhân lực, tiền bạc, thời gian…) để thực hiện, đồng thời cũng sẽ gây khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện nếu quy định quá chi tiết vì vấn đề thẩm quyền điều chỉnh (thuộc thẩm quyền Thủ tướng Chính phủ) cũng như quy trình điều chỉnh (thời kỳ quy hoạch của quy hoạch tỉnh là 10 năm, cũng như quy trình điều chỉnh quy hoạch có thể kéo dài đến 2 năm)

Trong khi đó, dưới quy hoạch tỉnh còn có quy hoạch đô thị (cho các thành phố, thị xã, thị trấn, đô thị mới), quy hoạch nông thôn (quy hoạch chung xã, quy hoạch chi tiết điểm dân cư nông thôn) và quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, cùng các quy hoạch mang tính kỹ thuật, chuyên ngành để cụ thể hóa quy hoạch tỉnh (trong đó nổi bật là quy hoạch xây dựng: Với quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch xây dựng các khu chức năng).

Bên cạnh đó, quy hoạch tỉnh cũng không phải là công cụ duy nhất để phục vụ cho công tác quản lý phát triển tại địa phương, mà thông qua hệ thống các văn bản pháp luật cũng như việc xây dựng các đề án, chương trình phát triển ngành, lĩnh vực sẽ tạo ra các công cụ hỗ trợ cho quy hoạch tỉnh.

Chính vì vậy, quy hoạch tỉnh cùng với việc bao trùm được các ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh cũng phải có giới hạn về mức độ chi tiết của các định hướng, chiến lược giải pháp quy hoạch để có dư địa cho các quy hoạch cấp dưới, các đề án, chương trình phát triển ngành, lĩnh vực tiếp tục nghiên cứu bổ sung từ đó vừa tạo ra khung định hướng phát triển chung của tỉnh, vừa tạo ra sự linh hoạt trong việc triển khai thực hiện. Việc một số ngành, lĩnh vực đưa ra các hướng dẫn về việc triển khai nội dung thuộc chức năng quản lý của ngành trong quy hoạch tỉnh thực sự sẽ gây khó khăn trong việc thực hiện và trái với nguyên tắc chung của Luật Quy hoạch.

Mặt khác, cùng với nguyên tắc phù hợp với quy hoạch cấp trên, đơn vị quản lý nhà nước cấp tỉnh cần phải có được sự chủ động trong việc đưa ra các quan điểm, mục tiêu, phương hướng và giải pháp trong quy hoạch tỉnh miễn là phù hợp với quy hoạch cấp trên. Việc một số ngành, lĩnh vực đưa ra các yêu cầu, quy định nhằm can thiệp sâu vào quá trình nghiên cứu lập quy hoạch tỉnh là không cần thiết và đôi khi gây cản trở cho việc đưa ra các giải pháp mới có tính đột phá của quy hoạch tỉnh. Các ngành chỉ nên thực hiện giám sát việc tuân thủ quy hoạch cấp trên của quy hoạch tỉnh tại các bước xin ý kiến Bộ – ngành và trong quá trình thẩm định. Cùng với đó thì các quy hoạch cấp quốc gia cũng như quy hoạch vùng (đặc biệt là các quy hoạch ngành quốc gia và quy hoạch vùng) phải đảm bảo mức độ chi tiết ở mức nhất định để đảm bảo quy hoạch tỉnh còn dư địa để đưa ra các giải pháp quy hoạch của mình.

Trên đây là nội dung trình bày về Tổng hợp quy định pháp luật về quy hoạch tỉnh. Công ty Luật LVN Group tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai… Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com