Những điểm mới của luật thủy sản 2017 - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Những điểm mới của luật thủy sản 2017

Những điểm mới của luật thủy sản 2017

Hiện nay, vấn đề khai thác nguồn lợi thủy sản đang được khá nhiều người quan tâm và chú ý đến, đặc biệt trong hệ thống pháp luật Việt Nam cũng đã có những văn bản quy định về điều này cụ thể văn bản mới nhất và chủ yếu hiện nay là Luật Thủy sản năm 2017. Vậy, những điểm mới của luật thủy sản 2017 là gì. Hãy cùng nghiên cứu trong nội dung trình bày dưới đây !.

Luật thủy sản năm 2017

1. Thời hạn có hiệu lực của Luật Thủy sản 2017

Luật Thủy sản năm 2017 đã được Quốc hội đã thông qua ngày 21/11/2017, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019 thay thế Luật Thủy sản số 17/2003/QH11.

Luật Thủy sản (sửa đổi) gồm 9 chương với 105 điều quy định về hoạt động thủy sản; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động thủy sản hoặc có liên quan đến hoạt động thủy sản; quản lý nhà nước về thủy sản.

2. Đối tượng áp dụng của Luật Thủy sản năm 2017

Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động thủy sản hoặc có liên quan đến hoạt động thủy sản trong nội địa, đảo, quần đảo và vùng biển Việt Nam; tổ chức, cá nhân Việt Nam khai thác thủy sản ở ngoài vùng biển Việt Nam.

3. Một số điểm mới của Luật Thủy sản năm 2017

Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019, những điểm mới được đưa vào Luật lần này gồm: Quy định về đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Điều 10). Theo đó, người dân, hội, hiệp hội… tham gia cùng với chính quyền cơ sở quản lý hoạt động bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đồng thời nâng cao ý thức và trách nhiệm của người dân trong hoạt động bảo vệ nguồn lợi thủy sản, từng bước thực hiện chủ trương xã hội hóa, tăng cường vai trò, trách nhiệm của cộng đồng trong quản lý hoạt động bảo vệ nguồn lợi thủy sản, là giải pháp hữu hiệu giảm xung đột lợi ích trong cộng đồng và góp phần phát triển bền vững.

Luật mới bổ sung quy định về quy hoạch về bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản, điều tra đánh giá nguồn lợi thủy sản (Điều 11 và 12). Trong đó, Luật đã làm rõ: Căn cứ lập quy hoạch; nội dung quy hoạch; việc lập, phê duyệt, điều chỉnh, công bố quy hoạch; Mục đích điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản… Định kỳ 5 năm thực hiện điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của các loài thủy sản để bảo vệ và khai thác có hiệu quả, bền vững nguồn lợi thủy sản.

Bổ sung quy định về Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tại Điều 21 và khuyến khích thành lập Quỹ cộng đồng (Điều 22).

Về nuôi trồng thủy sản, được quy định tại Chương III, từ Điều 23 đến Điều 47. Luật đã quy định chi tiết hơn và không bỏ sót các đối tượng nuôi, cách thức nuôi và mục đích của việc nuôi trồng thủy sản…

Về cấp phép khai thác thủy sản (Điều 49), Luật quy định về hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản, sản lượng khai cho phép khai thác và đánh giá nguồn lợi thủy sản cho các địa phương.

Việc phân cấp triệt để cho các tỉnh, địa phương quản lý và cấp phép, cấp hạn ngạch cho các tàu cá là điểm tiến bộ và rõ ràng hơn so với Luật năm 2003. Trên cơ sở các thông báo về điều tra của các địa phương sẽ điều chỉnh sản lượng tối đa cho phép khai thác từ vùng lộng trở vào. Còn vùng khơi nhà nước sẽ cân chỉnh. Đồng thời, UBND cấp tỉnh xác định hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản và sản lượng cho phép khai thác theo loài tại vùng ven bờ và vùng lộng thuộc phạm vi quản lý. Thông qua quản lý theo hạn ngạch nhằm kiểm soát cường lực khai thác, quản lý phát triển tàu cá bền vững. Quy định về Quản lý tàu cá và quy định về xã hội hóa đăng kiểm tàu cá cũng được quy định chi tiết trong Luật lần này.

Luật Thủy sản 2017 đã luật hóa các nội dung liên quan đến chống đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo, không theo hướng dẫn (IUU) trong đó có khuyến nghị của EC. Nội dung này được quy định rải rác trong các Điều và các chương của Luật.

Căn cứ, các khuyến nghị đó được thể hiện trong các nội dung sau: Quy định số lượng và phân bổ hạn ngạch giấy phép khai thác của tàu theo nghề trên các vùng biển và phân cấp cho địa phương để cấp phép cho từng tàu cá; quy định nội dung quản lý đầu ra theo hạn ngạch các loài di cư và các loài có tính kết đàn. Về quy định các hành vi khai thác IUU và hình phạt nghiêm khắc với chủ tàu, thuyền trưởng vi phạm, mức xử phạt cao nhất đối với cá nhân lên đến 1 tỷ đồng.

Chương VII Luật này quy định cụ thể về thu mua, sơ chế thuỷ sản; chế biến thủy sản; bảo quản nguyên liệu thuỷ sản, sản phẩm thuỷ sản; xuất khẩu, nhập khẩu nguyên liệu thuỷ sản và sản phẩm hàng hoá thuỷ sản; chợ đấu giá thủy sản và quản lý chất lượng an toàn thực phẩm thuỷ sản. Luật năm 2017 bổ sung quy định về sơ chế, thu gom thủy sản, cụ thể như sau: Sắp xếp lại thứ tự các điều luật theo chuỗi sản xuất từ thu mua, sơ chế đến chế biến, bảo quản, xuất khẩu, nhập khẩu nguyên liệu thủy sản và sản phẩm thủy sản, chợ đấu giá thủy sản và quản lý an toàn thực phẩm thủy sản. Bổ sung quy định mới về mua, bán, sơ chế, chế biến thủy sản, sản phẩm thủy sản (Điều 96)…

Trên đây là một số thông tin về vấn đề những điểm mới của luật thủy sản 2017, nếu các bạn có câu hỏi hoặc muốn nghiên cứu thêm về Luật Thủy sản, hãy liên hệ với LVN Group để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com