Quy định về luật sở hữu trí tuệ theo luật pháp Hoa Kỳ - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Quy định về luật sở hữu trí tuệ theo luật pháp Hoa Kỳ

Quy định về luật sở hữu trí tuệ theo luật pháp Hoa Kỳ

Việc cập nhật các nội dung, quy định và các thông tin về lĩnh vực sở hữu trí tuệ là một trong những điều cần thiết. Bởi lẽ, sở hữu trí tuệ là kết quả của một quá trình sáng tạo, đầu tư trí tuệ, tiền bạc, công sức của cá nhân, tổ chức. Hoạt động sáng tạo trí tuệ mong muốn đạt được những lợi ích nhất định trong việc nghiên cứu. Bài viết dưới đây gửi tới cho quý bạn đọc thông tin về Quy định về luật sở hữu trí tuệ theo luật pháp Hoa Kỳ.

Quy định về luật sở hữu trí tuệ theo luật pháp Hoa Kỳ

1. Từ bỏ thương hiệu

Là việc người sở hữu thương hiệu của một sản phẩm, dịch vụ mất quyền sở hữu trí tuệ (sở hữu trí tuệ) đối với thương hiệu đó vì không sử dụng được không tiếp tục sử dụng nó trong một khoảng thời gian, thường là từ 3 năm trở lên. Trong những trường hợp như vậy, thì có thể kết luận là người chủ có ý định từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với thương hiệu đó. Do vậy, bất cứ ai cũng có thể sử dụng và nộp đơn đăng ký sở hữu trí tuệ đối với thương hiệu này. Vậy nên, doanh nghiệp Việt cần lưu ý vấn đề này nếu có bán hàng hóa, dịch vụ vào thị trường Mỹ. Trong thực tiễn, đã từng có trường hợp người chủ sở hữu thương hiệu, do tạm ngừng kinh doanh và không sử dụng thương hiệu của sản phẩm trong một thời gian, sau đó kinh doanh trở lại và sử dụng thương hiệu đó, nhưng đã bị người khác khởi kiện vì họ đã sử dụng thương hiệu và đăng ký bảo hộ thương hiệu đó trong khi người chủ sở hữu trước đã không tiếp tục sử dụng.

Tuy nhiên, trong vài trường hợp, tòa án vẫn cho phép người chủ sở hữu thương hiệu trước được nhận lại quyền bảo hộ thương hiệu nếu người này có thể chứng minh thuyết phục được rằng họ bị rơi vào các hoàn cảnh sau đây:

  • Gặp khó khăn tạm thời về tài chính nên không thể tiếp tục kinh doanh sản phẩm, dịch vụ đó;
  • Đang trong quá trình mở thủ tục phá sản;
  • Có nhu cầu nâng cấp, tái cơ cấu lại sản phẩm, dịch vụ.

Tuy vậy, chi phí để theo đuổi vụ kiện loại này thường là rất lớn, thành ra, doanh nghiệp nên tránh để tình trạng “abandonment of mark” xảy ra là các phòng ngừa rủi ro tốt nhất.

Doanh nghiệp Việt cũng cần phân biệt là từ bỏ thương hiệu khác với khái niệm về hủy bỏ việc bảo hộ (cancellation of mark) hay là mất quyền bảo hộ thương hiệu do không gia hạn (failed to renewal of mark).

2. Từ bỏ đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu

Là việc người đăng ký bảo hộ quyền thương hiệu đã nộp đơn xin bảo hộ thương hiệu cho hàng hóa, dịch vụ đến Văn phòng đăng ký sở hữu trí tuệ (USPTO) nhưng nộp thiếu phí đăng ký hay là thiếu thông tin, và không gởi bổ sung theo thư yêu cầu của USPTO trong thời hạn quy định.

Thông thường, USPTO sẽ ban hành một thư lưu ý người đăng ký về việc ý định từ bỏ đơn đăng ký, và cho phép một thời hạn, thường là 02 tháng, để người đăng ký nộp thông tin, phí bổ sung. Nếu quá thời hạn này mà người đăng ký không nộp bổ sung, thì đơn đăng ký mới chính thức được xem là từ bỏ, ngoại trừ trường hợp người đăng ký có lý do khách quan chính đáng.

Trong trường hợp người đăng ký quyền bảo hộ với USPTO, đồng thời cũng có gởi đơn đăng ký quyền bảo hộ quốc tế, thì trong trường hợp bị xem là từ bỏ đơn bảo hộ với USPTO, thì cũng đương nhiên được xem là từ bỏ đơn đăng ký bảo hộ quốc tế.

LVN Groupeptable Identification of Goods and Services Manual (Bộ Tham chiếu những định dạng được chấp nhận của hàng hóa, dịch vụ):

Là tài liệu do Hiệp hội Thương hiệu Quốc tế ban hành nhằm để giúp phân loại hàng hóa, dịch vụ theo đặc điểm, tính chất…, và phân loại theo số thứ tự để người tra cứu (người đăng ký, đơn vị có thẩm quyền) dễ dàng tra cứu chủng loại, để dễ dàng trong việc đăng ký và cấp quyền bảo hộ thương hiệu cho hàng hóa, dịch vụ đó.

Đối với các doanh nghiệp Việt mới đặt chân đến nước Mỹ, cùng với việc nghiên cứu các thủ tục để thành lập doanh nghiệp hay xin visa doanh nhân L-1, thì hiểu rõ về luật sở hữu trí tuệ Hoa Kỳ và đăng ký bảo hộ thương hiệu là vô cùng cần thiết. Vậy nên, để khỏi mất thời gian, chi phí, công sức điều chỉnh đơn, doanh nghiệp nên tiến hành kiểm tra, đối chiếu hàng hóa, dịch vụ của mình với Bộ tham chiếu này trước.

3. Dấu hiệu chuyên biệt

Là từ ngữ, cụm từ được sử dụng làm thương hiệu cho một hàng hóa, dịch vụ, nhưng bản thân ý nghĩa của từ ngữ, cụm từ đó chắng liên quan gì đến đặc tính hay chất lượng của hàng hóa, dịch vụ đó, ví dụ như doanh nghiệp đặt tên “Tèo” cho sản phẩm bột giặt của mình… Những thương hiệu loại này thường được quyền bảo hộ thương hiệu cao nhất. Vậy nên, doanh nghiệp rất được khuyến khích sử dụng các Arbitary Mark để làm thương hiệu cho hàng hóa, dịch vụ của mình.

Trên đây là nội dung về Quy định về luật sở hữu trí tuệ theo luật pháp Hoa Kỳ. Mong rằng nội dung trình bày này sẽ gửi tới cho quý bạn đọc những thông tin bổ ích. Nếu có câu hỏi hay cần tư vấn, vui lòng liên hệ với công ty luật LVN Group để chúng tôi có thể trả lời cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng nhất. 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com