Những Biện Pháp Đảm Bảo Sự Phát Triển Bền Vững - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Những Biện Pháp Đảm Bảo Sự Phát Triển Bền Vững

Những Biện Pháp Đảm Bảo Sự Phát Triển Bền Vững

Phát triển bền vững là khái niệm nhằm chỉ sự phát triển về mọi mặt trong xã hội hiện tại, đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà vẫn khổng làm tổn hại, vẫn đảm bảo sự tiếp tục phát triển, vẫn đáp ứng các nhu cầu đó trong tương lai xa và hiện là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia trên thế giới và bảo vệ môi trường. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ đề cập đến các biện pháp đảm bảo sự phát triển bền vững. Mời bạn đọc cùng cân nhắc.

Những Biện Pháp Đảm Bảo Sự Phát Triển Bền Vững

1. Phát triển bền vững là gì?

Phát triển bền vững là khái niệm nhằm chỉ sự phát triển về mọi mặt trong xã hội hiện tại, đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà vẫn khổng làm tổn hại, vẫn đảm bảo sự tiếp tục phát triển, vẫn đáp ứng các nhu cầu đó trong tương lai xa và hiện là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia trên thế giới và bảo vệ môi trường.
Phát triển bền vững thể hiện quan điểm nhân văn, hiện đại hơn hẳn so với quan điểm “phát triển bằng bất kì giá nào”, bởi lẽ phát triển bằng mọi giá chính là việc mọi cá nhân, tổ chức khai thác, sử dụng tối đa các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho hoạt động phát triển không màng đến sự ảnh hưởng của nó tác động đến chính quá trình phát triển trong tương lai.
Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.

2. Các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững

2.1 Phát triển bền vững về kinh tế

Phát triển kinh tế là một trong các yếu tố của sự phát triển bền vững. Đó là sự phát triển nhanh, an toàn và phải chất lượng.
Phát triển bền vững về kinh tế đòi hỏi sự phát triển của hệ thống kinh tế trong đó cơ hội để tiếp xúc với những nguồn tài nguyên được tạo điều kiện thuận lợi và quyền sử dụng những nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các hoạt động kinh tế được chia sẻ một cách bình đẳng.
Đồng thời, nó phải tạo ra được sự thịnh vượng chung dành cho tất cả mọi người chứ không chỉ tập trung vào số ít người trong phạm vi giới hạn cho phép của hệ sinh thái và cũng không xâm phậm tới những quyền cơ bản của con người.
Nội dung của phát triển về kinh tế gồm:
– Giảm dần mức tiêu phí năng lượng và các tài nguyên khác thông qua công nghệ tiết kiệm và thay đổi lối sống;
– Thay đổi nhu cầu tiêu thụ không gây hại đến đa dạng sinh học và môi trường;
– Bình đẳng trong tiếp cận các nguồn tài nguyên, mức sống, dịch vụ y tế và giáo dục;
– Xóa đói, giảm nghèo tuyệt đối;
– Công nghệ sạch và sinh thái hóa công nghiệp (tái chế, tái sử dụng, giảm thải, tái tạo năng lượng đã sử dụng.
Bạn cần lưu ý một nền kinh tế bền vững cần đạt được các yêu cầu sau đây:
– Có tăng trưởng GDP và GDP đầu người đạt mức cao. Nước phát triển có thu nhập cao vẫn phải giữ nhịp độ tăng trưởng, nước càng nghèo có thu nhập thấp càng phải tăng trưởng mức độ cao. Các nước đang phát triển trong điều kiện hiện nay cần tăng trưởng GDP vào khoảng 5%/năm thì mới có thể xem có biểu hiện phát triển bền vững về kinh tế.
– Cơ cấu GDP cũng là tiêu chí đánh giá phát triển bền vững về kinh tế. Chỉ khi tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP cao hơn nông nghiệp thì tăng trưởng mới có thể đạt được bền vững.
– Tăng trưởng kinh tế phải là tăng trưởng có hiệu quả cao, không chấp nhận tăng trưởng bằng mọi giá.

2.2 Phát triển bền vững về xã hội

Phát triển bền vững về xã hội là sự phát triển chú trọng vào công bằng; xã hội luôn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển con người và sẽ cố gắng để cho tất cả mọi người có cơ hội phát triển năng lực của bản thân và có điều kiện sống có thể chấp nhận được.
Các tiêu chí đánh giá sự phát triển bền vững về mặt xã hội bao gồm:
– Chỉ số HDI, hệ số bình đẳng thu nhập, các chỉ tiêu về giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội, hưởng thụ văn hóa.
– Bảo đảm đời sống xã hội hài hòa; có sự bình đẳng giữa các giai tầng trong xã hội, bình đẳng giới; mức độ chênh lệch giàu nghèo không quá cao và có xu hướng gần lại; chênh lệch đời sống giữa các vùng miền không lớn.
Nội dung cơ bản của phát triển bền vững về xã hội gồm:
– Ổn định dân số, phát triển nông thôn để giảm sức ép di dân vào đô thị;
– Giảm thiểu tác động xấu của môi trường đến đô thị hóa;
– Nâng cao học vấn, xóa mù chữ;
– Bảo vệ đa dạng văn hóa;
– Bình đẳng giới, quan tâm tới nhu cầu và lợi ích giới;
– Tăng cường sự tham gia của công chúng vào các quá trình ra quyết định.

2.3 Phát triển bền vững về môi trường

Môi trường cũng là một trong ba cái chân cần được đảm bảo phát triển bền vững. Bền vững về môi trường là khi sử dụng các yếu tố tự nhiên, chất lượng môi trường sống của con người bao gồm không khí, nước, đất, không gian địa lý, cảnh quan vẫn phải được bảo đảm.
Đồng thời, phát triển bền vững về môi trường đòi hỏi chúng ta duy trì sự cân bằng giữa bảo vệ môi trường tự nhiên với sự khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ lợi ích con người. Mục đích là duy trì mức độ khai thác những nguồn tài nguyên ở một giới hạn nhất định cho phép môi trường và tiếp tục hỗ trợ điều kiện sống cho con người và các sinh vật sống trên trái đất.
Cũng giống như các tiếu chí phát triển ở trên thì phát triển bền vững về môi trường cũng bao gồm gồm những nội dung cơ bản:
– Sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên không tái tạo;
– Phát triển không vượt quá ngưỡng chịu tải của hệ sinh thái;
– Bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ tầng ôzôn;
– Kiểm soát và giảm thiểu phát thải khí nhà kính;
– Bảo vệ chặt chẽ các hệ sinh thái nhạy cảm;
– Giảm thiểu xả thải, khắc phục ô nhiễm (nước, khí, đất, lương thực thực phẩm), cải thiện và khôi phục môi trường những khu vực ô nhiễm…

3. Giải pháp đẩy nhanh phát triển bền vững

Thứ nhất, giữ vững môi trường vĩ mô, ổn định chính trị xã hội. Đây là nhân tố quyết định để huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển và cũng là một nhân tố cho phát triển bền vững”.

Thứ hai, tập trung tái cấu trúc nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng một cách hợp lý nhằm nâng cao năng lực, năng suất, chất lượng, hiệu quả, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Tập trung tái cơ cấu đầu tư, đặc biệt là đầu tư công, tái cơ cấu doanh nghiệp với doanh nghiệp Nhà nước là chủ yếu; tái cơ cấu hệ thống tài chính ngân hàng, các ngành nghề lĩnh vực, tập trung phát triển các ngành công nghiệp cốt lõi gắn với phát triển công nghiệp hỗ trợ để nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Trong đó, lấy thị trường thế giới và thị trường khu vực làm mục tiêu để phát triển các sản phẩm công nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, tập trung tái cấu trúc ngành năng lượng, tái cơ cấu ngành, sản phẩm gắn với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, phát triển đô thị xanh, thông minh.

Thứ ba, ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đường bộ, hạ tầng giao thông, hạ tầng y tế, giáo dục, hạ tầng đô thị nhằm nâng cao năng lực và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Thứ tư, chú trọng đến giáo dục đào tạo, coi giáo dục đào tạo và phát triển khoa học công nghệ là quốc sách để Việt Nam tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đây là là nhân tố quyết định cho sự phát triển và nhân tố cho tăng trưởng bền vững.

Thứ năm, hoàn thiện thể chế theo hướng tạo môi trường minh bạch hơn, cạnh tranh hơn, thông thoáng hơn để huy động các nguồn lực cho đầu tư cả trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển. Tập trung cải cách thủ tục hành chính để giảm chi phí cho doanh nghiệp và người dân, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư và sản xuất của doanh nghiệp.

Thứ sáu, tập trung phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, lấy doanh nghiệp là trung tâm; tăng cường vai trò nghiên cứu của các trường đại học; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ các chương trình khoa học trọng điểm, các nghiên cứu cấp bộ và hoạt động của các viện nghiên cứu Nhà nước; khuyến khích thành lập các viện nghiên cứu tư nhân, nhất là trong lĩnh vực khoa học, công nghệ.

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi muốn mang đến với quý bạn đọc về nội dung các biện pháp đảm bảo sự phát triển bền vững. Hy vọng nội dung trình bày trên là hữu ích đối với bạn đọc.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com