Các hình thức xử lý vi phạm đối với Cảnh sát biển Việt Nam - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Các hình thức xử lý vi phạm đối với Cảnh sát biển Việt Nam

Các hình thức xử lý vi phạm đối với Cảnh sát biển Việt Nam

Việc cập nhật các thông tin, nội dung hay các quy định của pháp luật về lĩnh vực biển đảo luôn là một trong những kiến thức cần thiết. Bởi lẽ, đây không chỉ là một trong lĩnh vực hết sức thú vị mà nó còn là những thông tin liên quan mật thiết đến chủ quyền biển đảo nước ta, vốn là một trong những vấn đề được đông đảo quý bạn đọc quan tâm. Bài viết dưới dây sẽ gửi tới cho quý bạn đọc Các cách thức xử lý vi phạm đối với Cảnh sát biển Việt Nam.

Các cách thức xử lý vi phạm đối với Cảnh sát biển Việt Nam

1. Cảnh sát biển Việt Nam là ai?

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Cảnh sát biển 2018 thì Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng vũ trang nhân dân, lực lượng chuyên trách của Nhà nước, làm nòng cốt thực thi pháp luật và bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn trên biển.

Đồng thời, theo khoản 2 Điều 2 Luật Cảnh sát biển 2018 thì cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam bao gồm sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân và viên chức thuộc biên chế Cảnh sát biển Việt Nam.

2. Cảnh sát biển xử phạt vi phạm hành chính

Theo quy định tại Điều 41 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, thẩm quyền xủa phạt vi phạm hành chính của Cảnh sát biển được xác định như sau:

2.1. Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ 

Thẩm quyền của Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ trong xử phạt hành chính là:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền đến 2% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng nhưng không quá 1.500.000 đồng.

2.2. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển 

Đối với việc xử phạt vi phạm hành chính, Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền đến 5% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng nhưng không quá 5.000.000 đồng.

2.3. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển 

Khoản 3 Điều 41 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định quyền của Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển gồm:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền đến 10% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng nhưng không quá 10.000.000 đồng;
  • Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả sau: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại.

2.4. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển 

Khoản 3 Điều 41 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định quyền của Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển gồm:

Phạt cảnh cáo;

Phạt tiền đến 10% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng nhưng không quá 10.000.000 đồng;

Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả sau: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại.

2.5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển bao gồm:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền đến 30% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng nhưng không quá 50.000.000 đồng;
  • Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định trên;
  • Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như đối với Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển.

2.6. Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển 

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển được quy định như sau:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng nhưng không quá 100.000.000 đồng;
  • Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định trên;
  • Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như đối với Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển.

2.7. Cục trưởng Cục Cảnh sát biển 

Theo quy định tại khoản 7 Điều 41 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, Cục trưởng Cục Cảnh sát biển có quyền:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này;
  • Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
  • Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
  • Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như đối với Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển.

3. Nhiệm vụ của Cảnh sát biển Việt Nam

Thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình để đề xuất chủ trương, giải pháp, phương án bảo vệ an ninh quốc gia và thực thi pháp luật trên biển; nghiên cu, phân tích, dự báo, tham mưu với cấp có thẩm quyền ban hành chính sách, pháp luật về bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, an ninh quốc gia trong vùng biển Việt Nam, bảo đảm trật tự, an toàn và đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật trên biển.

Bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, an ninh, lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ tài nguyên, môi trường biển; bảo vệ tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của đơn vị, tổ chức, cá nhân trên biển.

Đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn trên biển; tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn và tham gia khắc phục sự cố môi trường biển.

Tham gia xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh và xử lý các tình huống quốc phòng, an ninh trên biển.

Thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.

Tiếp nhận, sử dụng nhân lực, tàu thuyền và phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự được huy động tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trong vùng biển Việt Nam.

Thực hiện hợp tác quốc tế trên cơ sở điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và thỏa thuận quốc tế có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát biển Việt Nam

Trên đây là nội dung về Các cách thức xử lý vi phạm đối với Cảnh sát biển Việt Nam. Mong rằng nội dung trình bày này sẽ gửi tới cho quý bạn đọc những thông tin bổ ích. Nếu có câu hỏi hay cần tư vấn, vui lòng liên hệ với công ty luật LVN Group để chúng tôi có thể trả lời cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng nhất. 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com