Trân trọng hay chân trọng là đúng? 2023 - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - HP - Trân trọng hay chân trọng là đúng? 2023

Trân trọng hay chân trọng là đúng? 2023

Trân trọng hay chân trọng là đúng? Vậy nguyên nhân từ đâu khiến nhiều người sai hai từ này? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ở bài viết sau

Để trả lời được câu hỏi Trân trọng hay chân trọng là đúng? thì trước hết chúng ta cần phải hiểu được nghĩa của mỗi từ.

Trân trọng là gì?

Theo từ điển tiếng Việt, “trân” có nghĩa là quý trọng, quý giá, cao quý. Còn “trọng” có nghĩa chỉ sự quan trọng, cấp thiết, cần thiết. Vậy “trân trọng” nghĩa là đề cao vấn đề mà người nói muốn nhắc đến, thông qua đó thể hiện thái độ trân trọng đối với vấn đề được đề cập. Và “trân trọng” mang ý nghĩa tích cực, thể hiện sự tôn kính, kính trọng.

“Trân trọng” là một từ có nghĩa và nó thể hiện thái độ thành kính của người nói. Nó thường được sử dụng khi:

– Diễn tả thái độ biết ơn sâu sắc: Hắn trân trọng những sự giúp đỡ của mọi người cho mình khi hắn đang trong cơn bạo bệnh.

– Cuối/đầu của một lời mời: Trân trọng kính mời, trân trọng chào đón…

– Cuối/đầu thông báo, đơn xin: Trân trọng cảm ơn, xin trân trọng cảm ơn…

Từ “trân trọng” được dùng nhiều trong trường hợp như muốn bày tỏ sự cảm ơn, tri ân. Ví dụ: trân trọng cảm ơn, lời trân trọng,…Một số trường hợp cụ thể, chẳng hạn: 

– Trân trọng kính mời cô An lên phát biểu! 
– Trân trọng cảm ơn quý vị khán giả đã lắng nghe. 
– Trân trọng biết ơn vì mọi người đã đến đây tham dự buổi tiệc của chúng tôi.

Chân trọng là gì?

Trong từ điển tiếng Việt thì “chân” là một từ khá đa công dụng khi “chân” vừa là một danh từ nhưng “chân” cũng có thể là tính từ để biểu thị các tính chất của sự vật, sự việc.
Ví dụ:
“Chân” là danh từ thể hiện bộ phận thấp nhất trên cơ thể con người/đồ vật:
– Chân phải của hắn đã bị đau mấy ngày nay
– Ngôi nhà ở ngay dưới chân núi, có mảnh vườn dâu tây trước nhà…
“Chân” là tính từ:

– Chúng tôi chân thành cảm ơn những cống hiến của đồng chí trong thời gian công tác tại đơn vị.

Ngoài ra, “chân” còn được sử dụng khi muốn nhắc đến tính chân thực của sự việc hoặc để biểu đạt lời nói thẳng thắn, chính trực:

– Mặc dù trong khó gần nhưng hắn là một người chân thật, thẳng thắn.

– Ông lão là người chân chất, thật thà.

– Chủ nghĩa Mác – Lênin chính là chân lý Cách mạng, là kim chỉ nam mọi hoạt động của Đảng ta.

“Trọng” là tính từ mang ý nghĩa điều cần và nhất thiết phải thực hiện, đôi khi nó cùng được sử dụng để biểu thị sự việc, sự vật có ý nghĩa đặc biệt với ai đó/vấn đề đó.

Vậy nên “Chân trọng” chính là từ ghép của “Chân” và “Trọng”. Trong từ điển ngữ pháp tiếng việt không hề có cụm từ này. Ngoài ra khi ghép 2 từ này không đem lại một ý nghĩa nào nào.

Trân trọng hay chân trọng là đúng?

Như vậy, trong hai từ trân trọng hay chân trọng là đúng thì từ “trân trọng” là từ đúng chính tả. Ngược lại, từ “chân trọng” là từ sai hoàn toàn.

Nguyên nhân dùng sai từ trân trọng và chân trọng

Ý nghĩa của từ “trân trọng” và “chân trọng” đã được chúng tôi giải thích ở những nội dung trên. Vậy nguyên nhân từ đâu khiến nhiều người sai hai từ này? Khi tìm ra được nguyên nhân sẽ giúp chúng ta khắc phục được lỗi sai hiệu quả.

– Do thói quen sử dụng hàng ngày dẫn đến dùng sai “chân trọng” thay vì “trân trọng”.

– Bởi mỗi vùng miền của Việt Nam lại có ngôn ngữ, đặc thù trong cách nói khác nhau dẫn đến tình trạng sai chính tả.

– Không phân biệt được khi nào là “ch” và khi nào là “tr”.

– Tật nói ngọng ở nhiều người.

– Không nắm rõ ý nghĩa của từ phù hợp với ngữ cảnh, hoàn cảnh nào.

Đây không chỉ là nguyên nhân dẫn đến việc dùng sai từ “chân trọng” hay “trân trọng” mà còn là nguyên nhân sai chính tả phổ biến hiện nay. Việc dùng sai từ sẽ gây ảnh hưởng đến giao tiếp, thậm chí còn làm sai lệch ý nghĩa muốn truyền tải. Điều đáng nói, hiện nay số lượng người sử dụng sai từ đang ngày càng nhiều, thường gặp nhất là ở giới trẻ. Rất nhiều bạn còn cố tình dùng sai để tạo nên sự khác biệt. Điều này lại vô tình tạo thành thói quen sử dụng sai từ.

Phương pháp khắc phục sai trân trọng hay chân trọng

Việc nhầm lẫn giữa phát âm, sử dụng “ch” và “tr” là khá phổ biến ở nhiều địa phương. Nếu như bạn đang gặp phải những sai lầm tương tự như ” chân trọng – trân trọng” thì hãy thử khắc phục bằng những phương pháp sau đây:

– Chỉ sử dụng các từ khi đã nắm rõ nghĩa

Để đảm bảo dùng từ đúng chính tả, ngữ pháp thì bạn cần chắc chắn về ý nghĩa của từ định sử dụng. Nếu không chắc chắn ý nghĩa của “trân trọng” thì có thể thay thế bằng những từ đồng nghĩa nhé!

– Ghi nhớ các từ nào đi với từ nào (nhớ mặt chữ)

Phong ba bão táp cũng thua ngữ pháp Việt Nam cho nên việc nhầm lẫn các từ trong tiếng Việt là điều dễ hiểu. Nếu có thể ghi nhớ mặt chữ, bạn có thể dễ dàng hơn khi sử dụng các từ dễ nhầm lẫn.

– Phát âm chuẩn và đúng

Một trong những cách để viết đúng chính tả đó là việc bạn cần phải phát âm đúng “ch” và “tr”. Một số trường hợp, hãy sử dụng từ điển Tiếng Việt để có thể nắm được những từ đúng chính tả, đặc biệt là khi viết các loại giấy tờ quan trọng.

Trên đây là nội dung bài viết Trân trọng hay chân trọng là đúng? của Luật LVN Group, cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com