Khấu hao tài sản cố định hữu hình là gì? - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Khấu hao tài sản cố định hữu hình là gì?

Khấu hao tài sản cố định hữu hình là gì?

Khấu hao tài sản cố định đã và đang là một trong những vẫn đề cần thiết mà bất kỳ doanh nghiệp nào trên thị trường cũng đều quan tâm đến. Bởi lẽ, khấu hao tài sản cố định có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hoạch toán chi phí của doanh nghiệp. Vì vậy, việc cập nhật các thông tin và nội dung liên quan đến khấu hao tài sản cố định luôn là cần thiết. Bài viết dưới đây sẽ gửi tới cho quý bạn đọc thông tin về Khấu hao tài sản cố định hữu hình [2023].

Khấu hao tài sản cố định hữu hình là gì?

1. Tài sản cố định hữu hình là gì?

Điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư 45/2018/TT-BTC xác định các tài sản được xem là tài sản cố định hữu hình dựa trên tính chất, đặc điểm của tài sản như sau:

– Loại 1: Nhà, công trình xây dựng; gồm: Nhà công tác; nhà kho; nhà hội trường; nhà câu lạc bộ; nhà văn hóa; nhà tập luyện và thi đấu thể thao; nhà bảo tồn, bảo tàng; nhà trẻ; nhà mẫu giáo; nhà xưởng; phòng học; nhà giảng đường; nhà ký túc xá; phòng khám, chữa bệnh; nhà an dưỡng; nhà khách; nhà ở; nhà công vụ; nhà, công trình xây dựng khác.

– Loại 2: Vật kiến trúc; gồm: Kho chứa, bể chứa, bãi đỗ, sân phơi, sân chơi, sân thể thao, bể bơi; giếng khoan, giếng đào, tường rào và vật kiến trúc khác.

– Loại 3: Xe ô tô; gồm: Xe ô tô phục vụ công tác các chức danh, xe ô tô phục vụ công tác chung, xe ô tô chuyên dùng, xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước và xe ô tô khác.

– Loại 4: Phương tiện vận tải khác (ngoài xe ô tô); gồm: Phương tiện vận tải đường bộ, phương tiện vận tải đường sắt, phương tiện vận tải đường thủy, phương tiện vận tải hàng không và phương tiện vận tải khác.

– Loại 5: Máy móc, thiết bị; gồm: Máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến; máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung của đơn vị, tổ chức, đơn vị; máy móc, thiết bị chuyên dùng và máy móc, thiết bị khác.

– Loại 6: Cây lâu năm, súc vật công tác và/hoặc cho sản phẩm.

– Loại 7: Tài sản cố định hữu hình khác.

2. Khấu hao tài sản cố định hữu hình là gì?

Khấu hao tài sản cố định là việc định giá và phân bổ giá trị của tài sản một cách có hệ thống do có sự hao mòn tài sản sau một khoảng thời gian sử dụng. Khấu hao tài sản cố định là khoản khấu hao được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong thời gian sử dụng tài sản đó. Hiểu hơn về khấu hao tài sản cố định là có liên quan đến việc hao mòn tài sản, là sự giảm dần về giá trị hoặc giá trị sử dụng do được sử dụng hay tham gia vào quá trình sản xuất có thể là do hao mòn từ tác động của tự nhiên hoặc do tiến bộ khoa học công nghệ.

Khấu hao tài sản cố định một cách hợp lý có ý nghĩa khá cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp cả về mặt tài chính và quản lý. Ý nghĩa của khấu hao tài sản cố định như sau:

  • Là biện pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp bảo toàn tối ưu vốn cố định;
  • Thu hồi được trọn vẹn số vốn cố định khi tài sản đó hết thời gian sử dụng;
  • Giúp xác định giá thành sản phẩm và đánh giá hiệu quả tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
  • Là cơ sở cần thiết phục vụ cho việc tính toán trong các hoạt động đầu tư và tái sản xuất.

Khấu hao tài sản cố định hữu hình chính là sự biểu hiện bằng tiền của phần giá trị tài sản cố định hữu hình đã hao mòn. Hao mòn tài sản cố định hữu hình là sự kiện khách quan làm giảm giá trị và giá trị sử dụng của tài sản cố định hữu hình.Khấu hao tài sản cố định hữu hình được biểu hiện bằng tiền phần giá trị hao mòn tài sản cố định hữu hình.

3. Nguyên giá tài sản cố định hữu hình được xác định như tế nào?

Việc xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình được quy định cụ thể tại Điều 7 Thông tư 45/2018/TT-BTC đối với những tài sản cố định hữu hình nêu trên như sau:

(1) Nguyên giá tài sản cố định hình thành từ mua sắm được xác định theo công thức:

(2) Nguyên giá của tài sản cố định hình thành từ đầu tư xây dựng là giá trị quyết toán được đơn vị, người có thẩm quyền phê duyệt theo hướng dẫn của pháp luật về đầu tư xây dựng.

a) Trường hợp tài sản đã đưa vào sử dụng (do đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng) nhưng không có quyết toán được đơn vị, người có thẩm quyền phê duyệt thì đơn vị, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện ghi sổ và kế toán tài sản cố định kể từ ngày có Biên bản nghiệm thu đưa tài sản vào sử dụng. Nguyên giá ghi sổ kế toán là nguyên giá tạm tính. Nguyên giá tạm tính trong trường hợp này được lựa chọn theo thứ tự ưu tiên sau:

– Giá trị đề nghị quyết toán;

– Giá trị xác định theo Biên bản nghiệm thu A-B;

– Giá trị dự toán Dự án đã được phê duyệt.

b) Khi được đơn vị, người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán, đơn vị, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện điều chỉnh lại nguyên giá tạm tính trên sổ kế toán theo giá trị quyết toán được phê duyệt; đồng thời xác định lại các chỉ tiêu giá trị còn lại, số hao mòn lũy kế của tài sản cố định để điều chỉnh sổ kế toán và thực hiện kế toán theo hướng dẫn.

c) Trường hợp dự án bao gồm nhiều hạng mục, tài sản (đối tượng ghi sổ kế toán tài sản cố định) khác nhau nhưng không dự toán, quyết toán riêng cho từng hạng mục, tài sản thì thực hiện phân bổ giá trị dự toán, quyết toán được đơn vị, người có thẩm quyền phê duyệt cho từng hạng mục, tài sản để ghi sổ kế toán theo tiêu chí cho phù hợp (diện tích xây dựng, số lượng, giá trị dự toán chi tiết của từng tài sản, hạng mục).

(3) Nguyên giá tài sản cố định được giao, nhận điều chuyển được xác định như sau:

(4) Nguyên giá tài sản cố định được tặng cho, khuyến mại được xác định như sau:

(5) Nguyên giá tài sản cố định khi kiểm kê phát hiện thừa chưa được theo dõi trên sổ kế toán được xác định như sau:

Trên đây là nội dung về Khấu hao tài sản cố định hữu hình [2023]. Mong rằng nội dung trình bày này sẽ gửi tới cho quý bạn đọc những thông tin bổ ích. Nếu có câu hỏi hay cần tư vấn, vui lòng liên hệ với công ty luật LVN Group để chúng tôi có thể trả lời cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng nhất. 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com