Khấu hao TSCĐ chờ thanh lý nhưng chưa hết khấu hao - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Khấu hao TSCĐ chờ thanh lý nhưng chưa hết khấu hao

Khấu hao TSCĐ chờ thanh lý nhưng chưa hết khấu hao

Khấu hao tài sản cố định đã và đang là một trong những vẫn đề cần thiết mà bất kỳ doanh nghiệp nào trên thị trường cũng đều quan tâm đến. Bởi lẽ, khấu hao tài sản cố định có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hoạch toán chi phí của doanh nghiệp. Vì vậy, việc cập nhật các thông tin và nội dung liên quan đến khấu hao tài sản cố định luôn là cần thiết. Bài viết dưới đây sẽ gửi tới cho quý bạn đọc thông tin về Khấu hao TSCĐ chờ thanh lý nhưng chưa hết khấu hao.

Khấu hao TSCĐ chờ thanh lý nhưng chưa hết khấu hao

1. Khấu hao tài sản cố định là gì?

Khấu hao tài sản cố định là việc định giá và phân bổ giá trị của tài sản một cách có hệ thống do có sự hao mòn tài sản sau một khoảng thời gian sử dụng. Khấu hao tài sản cố định là khoản khấu hao được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong thời gian sử dụng tài sản đó. Hiểu hơn về khấu hao tài sản cố định là có liên quan đến việc hao mòn tài sản, là sự giảm dần về giá trị hoặc giá trị sử dụng do được sử dụng hay tham gia vào quá trình sản xuất có thể là do hao mòn từ tác động của tự nhiên hoặc do tiến bộ khoa học công nghệ.

Khấu hao tài sản cố định một cách hợp lý có ý nghĩa khá cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp cả về mặt tài chính và quản lý. Ý nghĩa của khấu hao tài sản cố định như sau:

  • Là biện pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp bảo toàn tối ưu vốn cố định;
  • Thu hồi được trọn vẹn số vốn cố định khi tài sản đó hết thời gian sử dụng;
  • Giúp xác định giá thành sản phẩm và đánh giá hiệu quả tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
  • Là cơ sở cần thiết phục vụ cho việc tính toán trong các hoạt động đầu tư và tái sản xuất.

2. Hướng dẫn thủ tục thanh lý TSCĐ chưa khấu hao

2.1. Quy định về việc thanh lý TSCĐ

Theo Điểm 3.2 Khoản 3 Điều 35 Thông tư 200/2014/TT-BTCvà Khoản 1 Điều 31 Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định:

3 Trường hợp thanh lý TSCĐ: TSCĐ thanh lý là những TSCĐ hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được, những TSCĐ lạc hậu về kỹ thuật hoặc không phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh.

Khi có TSCĐ thanh lý: Doanh nghiệp phải ra quyết định thanh lý, thành lập Hội đồng thanh lý TSCĐ.

Hội đồng thanh lý TSCĐ có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc thanh lý TSCĐ theo đúng trình tự, thủ tục quy định trong chế độ quản lý tài chính và lập “Biên bản thanh lý TSCĐ” theo mẫu quy định.

Biên bản được lập thành 2 bản, 1 bản chuyển cho phòng kế toán để theo dõi ghi sổ, 1 bản giao cho bộ phận quản lý, sử dụng TSCĐ.

Căn cứ vào Biên bản thanh lý và các chứng từ có liên quan đến các khoản thu, chi thanh lý TSCĐ,… kế toán ghi sổ như trường hợp nhượng bán TSCĐ.

Theo Khoản 1 Điều 38 Thông tư 200/2014/TT-BTC và Khoản 1 Điều 32 Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định:

đ. Đối với các TSCĐ đã khấu hao hết (Đã thu hồi đủ vốn), nhưng vẫn còn sử dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh thì không được tiếp tục trích khấu hao.

Các TSCĐ chưa tính đủ khấu hao (Chưa thu hồi đủ vốn) mà đã hư hỏng, cần thanh lý, thì phải xác định nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xử lý bồi thường và phần giá trị còn lại của TSCĐ chưa thu hồi, không được bồi thường phải được bù đắp bằng số thu do thanh lý của chính TSCĐ đó, số tiền bồi thường do lãnh đạo doanh nghiệp quyết định.

Nếu số thu thanh lý và số thu bồi thường không đủ bù đắp phần giá trị còn lại của TSCĐ chưa thu hồi, hoặc giá trị TSCĐ bị mất thì chênh lệch còn lại được coi là lỗ về thanh lý TSCĐ và kế toán vào chi phí khác.”

Lưu ýĐối với những TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý nhưng chưa hết khấu hao, doanh nghiệp phải thực hiện quản lý, theo dõi, bảo quản theo hướng dẫn hiện hành và trích khấu hao theo hướng dẫn tại Thông tư 45/2013/TT-BTC(Theo Khoản 3 Điều 5 Thông tư 45/2013/TT-BTC).

2.2. Thủ tục thanh lý TSCĐ gồm các hồ sơ

Lưu ý: Doanh nghiệp đang áp dụng chế độ kế toán nào thì phải chọn đúng mẫu theo chế độ kế toán đó.

  • Căn cứ các quy định nêu trên, khi doanh nghiệp thanh lý TSCĐ cần chuẩn bị các hồ sơ, giấy tờ sau:
  • Thành lập Hội đồng thanh lý TSCĐ.
  • Biên bản họp hội đồng thanh lý TSCĐ.
  • Quyết định Thanh lý TSCĐ.
  • Biên bản kiêm kê TSCĐ.
  • Biên bản đánh giá lại TSCĐ.
  • Biên bản thanh lý TSCĐ.
  • Hợp đồng kinh tế bán TSCĐ được thanh lý.
  • Hóa đơn bán TSCĐ.
  • Biên bản giao nhận TSCĐ
  • Biên bản hủy TSCĐ.
  • Thanh lý hợp đồng kinh tế bán TSCĐ.

3. Các loại tài sản không phải trích khấu hao tài sản cố định

Theo Thông tư 45/2013/TT-BTC, tất cả Tài sản cố định hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, trừ những Tài sản cố định sau đây:

  • Tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • Tài sản cố định khấu hao chưa hết bị mất.
  • Tài sản cố định khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ Tài sản cố định thuê tài chính).
  • Tài sản cố định không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp.
  • Tài sản cố định sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động của doanh nghiệp (trừ các Tài sản cố định phục vụ cho người lao động công tác tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do doanh nghiệp đầu tư xây dựng).
  • Tài sản cố định từ nguồn viện trợ không hoàn lại sau khi được đơn vị có thẩm quyền bàn giao cho doanh nghiệp để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.
  • Tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất lâu dài có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâu dài hợp pháp.
  • Các tài sản cố định loại 6 được quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư 45/2013/TT-BTC không phải trích khấu hao, chỉ mở sổ chi tiết theo dõi giá trị hao mòn hàng năm của từng tài sản và không được ghi giảm nguồn vốn hình thành tài sản.

Trên đây là nội dung về Khấu hao TSCĐ chờ thanh lý nhưng chưa hết khấu hao. Mong rằng nội dung trình bày này sẽ gửi tới cho quý bạn đọc những thông tin bổ ích. Nếu có câu hỏi hay cần tư vấn, vui lòng liên hệ với công ty luật LVN Group để chúng tôi có thể trả lời cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng nhất. 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com