Nêu sự bất hợp lý trong chế độ sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mỹ? 2023 - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - HP - Nêu sự bất hợp lý trong chế độ sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mỹ? 2023

Nêu sự bất hợp lý trong chế độ sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mỹ? 2023

Trong bài viết này chúng tôi sẽ tư vấn trả lời câu hỏi: Nêu sự bất hợp lý trong chế độ sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mỹ?

Nêu sự bất hợp lý trong chế độ sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mỹ

– Người nông dân Trung và Nam Mĩ chỉ sở hữu những mảnh đất bé nhỏ, một bộ phận lớn nông dân không có ruộng đất, phải đi làm thuê.

– Sự phân bố đất đai ở Trung và Nam Mĩ không công bằng đã kìm hãm sự phát triển nông nghiệp, vì người dân không có điều kiện cải tiến kĩ thuật canh tác, bị lệ thuộc vào các đại điền chủ nông nghiệp Trung và Nam Mĩ vì thế nảy sinh mâu thuẫn: vừa xuất khẩu nông sản nhiệt đới, vừa phải nhập khẩu lương thức

Chính sự bất hợp lí này đã làm kìm hãm sự phát triển nông nghiệp, vì người dân không có điều kiện cải tiến kĩ thuật canh tác, bị lệ thuộc vào các đại điền chủ; trong khi trên diện tích lớn của đại điền chủ canh tác theo lối quảng canh, năng suất thấp. Nông nghiệp Trung và Nam Mĩ vừa xuất khẩu nông sản nhiệt đới, vừa nhập khẩu lương thực.

Biệp pháp khắc phục:

– Ban hành luật cải cách ruộng đất.

– Tổ chức khai hoang đất mới.

– Mua lại ruộng đất của Đại Điền Chủ hoặc công ty tư bản nước ngoài chia cho dân.

Nông nghiệp của Trung và Nam Mỹ

Các hình thức sở hữu trong nông nghiệp:

– Đại điền trang:

+ Thuộc sở hữu của các đại điền chủ, chỉ chiếm dưới 5% số dân nhưng sở hữu trên 60% diện tích.

+ Quy mô lớn, canh tác theo lỗi quảng canh, năng suất thấp.

– Tiểu điển trang:

+ Thuộc sở hữu của các hộ nông dân

+ Quy mô nhỏ, trồng lương thực để tự túc

– Sở hữu của tư bản nước ngoài.

+ Thuộc sở hữu của các công ty tư bản Hoa Kì, Anh

+ Lập đồn điền để trồng trọt, chăn nuôi và xây dựng các cơ sở chế biến nông sản xuất khẩu.

– Hình thức canh tác chủ yếu: quảng canh và độc canh.

– Ngành trồng trọt:

+ Nông sản chủ yếu là cây công nghiệp và cây ăn quả xuất khẩu.

+ Trồng trọt mang tính chất độc canh do lệ thuộc vào nước ngoài.

+ Lúa mì là sản phẩm xuất khẩu chính. Các nước xuất khẩu lúa mì là Bra-xin, Ac-hen-ti-na.

+ Phần lớn Trung và Nam Mĩ phải nhập lương thực, thực phẩm từ nước ngoài.

– Ngành chăn nuôi:

+ Phát triển với quy mô lớn.

+ Chăn nuôi bò thịt và bò sữa phát triển ở các nước Bra-xin, Ac-hen-ti-na, U-ru-goay, Pa-ra-goay

+ Cừu và lạc đà phân bố chủ yếu ở trên sườn núi Trung An- đét.

– Đánh bắt cá: Pê-ru có ngành đánh bắt cá biển với sản lượng cao trên thế giới.

Bài tập

Bài tập 1: Dựa vào hình 44.4 SGK hãy nêu tên và địa bàn phân bố các cây trồng chính ở Trung và Nam Mỹ vào bảng dưới đây:

Lời giải:

Cây trồng Nơi phân bố Cây trồng Nơi phân bố
1. Cây CN

+ Cà phê

+ Dừa

+ Lạc

+ Đậu tương

+ Bông

+Mía

– Cao nguyên Braxin

– Dải đất Trung Mĩ

– Khu vực phía Bắc của dãy Anđét

Cửa sông Amadôn

Đồng bằng Pam-pa

Đồng bằng La-pla-ta và đồng bằng Pampa

Bắc cao nguyên Braxin, đồng bằng La-pla-ta

Quần đảo Ăngti Lớn, co nguyên Braxin

2. Cây ăn quả

+ Nho

+ Chuối

+ Cam, chanh

3. Cây lương thực

+ Lúa mì

+ Ngô

Phía Bắc cao nguyên Pa-ta-gô-ni

Dải đất Trung Mĩ, Tây Bắc Nam Mĩ

Phía nam cao nguyên Braxin, đồng bằng La-pla-ta

Duyên hải phía Đông

Cao nguyên Braxin và đồng bằng Pampa

Bài tập 2: Dựa vào hình 44.4, cho biết loại gia súc chủ yếu được nuôi ở Trung và Nam Mĩ. Chúng được nuôi chủ yếu ở đâu? Vì sao?

Trả lời: 

– Các loại gia súc chủ yếu được nuôi ở Trung và Nam Mĩ là bò, cừu.

– Chúng được nuôi nhiều ở các nước như Bra-xin, Ác-hen-ti-na, U-ru-goay, Pa-ra-goay vì ở đây có các đồng cỏ rộng, tươi tốt, rất thích hợp nuôi chăn thả và quy mô lớn.

Trên đây là nội dung bài viết Nêu sự bất hợp lý trong chế độ sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mỹ trong mục Lịch sử – Địa lý của Luật LVN Group, Quý vị có thể tham khảo các bài viết khác tại luatlvn.vn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com