Quy định về im lặng trong giao kết hợp đồng theo BLDS 2005 - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Quy định về im lặng trong giao kết hợp đồng theo BLDS 2005

Quy định về im lặng trong giao kết hợp đồng theo BLDS 2005

Trong cuộc sống hàng ngày, mọi người vẫn thường hay nói “im lặng là đồng ý”. Vậy còn dưới góc độ pháp lý, im lặng trong giao kết hợp đồng có được xem là đồng ý không?

Quy định về im lặng trong giao kết hợp đồng theo BLDS 2005

-Vấn đề im lặng trong giao kết hợp đồng chỉ được quy định tại khoản 2 Điều 404 Bộ luật dân sự 2005: “Hợp đồng dân sự cũng được xem như được giao kết khi hết hạn trà lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết”. Có thể thấy Bộ luật dân sự 2005 quy định chưa được rõ ràng, cụ thể vấn đề này.

Thời điểm giao kết và có hiệu lực của hợp đồng

Theo Điều 400 Bộ luật Dân sự 2015, thời gian giao kết hợp đồng được xác định như sau:

– Hợp đồng được giao kết vào thời gian bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết hợp đồng.

– Trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng trong một thời hạn thì thời gian giao kết hợp đồng là thời gian cuối cùng của thời hạn đó.

– Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời gian các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.

– Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời gian bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng cách thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản.

– Trường hợp hợp đồng giao kết bằng lời nói và sau đó được xác lập bằng văn bản thì thời gian giao kết hợp đồng được xác định là thời gian các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.

Theo đó, hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời gian giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.

Im lặng trong giao kết hợp đồng được xem là đồng ý? (Ảnh minh họa)

Im lặng có mặc nhiên là chấp nhận không?

Như ở trên đã nêu, hợp đồng được giao kết vào thời gian bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được chấp nhận giao kết hợp đồng.

Mà chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị (theo khoản 1 Điều 393 Bộ luật Dân sự 2015).

Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên.

Vì vậy, việc im lặng của bên nhận đề nghị giao kết hợp đồng không mặc nhiên với việc chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.

Im lặng được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

– Khi giữa các bên tồn tại thỏa thuận xem sự im lặng của bên nhận đề nghị giao kết là chấp nhận toàn bộ lời đề nghị;

– Theo thói quen được thiết lập lặp đi lặp lại, thường xuyên của các bên, không cần phải có sự trả lời.

Đồng thời, theo thực tiễn xét xử, sự im lặng là biểu hiện của sự chấp nhận giao kết hợp đồng nếu có sự xuất hiện của các yếu tố:

– Bên im lặng biết bên kia thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng nhưng không phản đổi;

– Bên im lặng đã thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bên kia;

– Im lặng trong quá trình giao kết hợp đồng nhưng sau đó yêu cầu bên kia thực hiện hợp đồng.

Thực tiễn xét xử

* Theo thực tiễn xét xử, im lặng nếu kết hợp với một số điều kiện có thể được xem là đồng ý trong giao kết. Nghiên cứu một số vụ việc sau:

– Vụ việc thứ nhất: Khi giao kết thì im lặng nhưng sau đó yêu cầu thực hiện hợp đồng.

Ông Lung bán đất cho anh Thọ, bà Hiền (vợ ông Lung) im lặng sau đó ông Lung chết (hợp đồng không có chữ kí của bà Hiền). Hội đồng thẩm phán TANDTC xác định mặc dù bà Hiền không kí vào hợp đồng mua bán với anh Thọ nhưng bà Hiền không những không có ý kiến phản đối mà còn yêu cầu anh Thọ thực hiện hợp đồng nên có căn cứ cho rằng sự im lặng của bà Hiền trong trường hợp này là đồng ý.

– Vụ việc thứ hai: Người giữ im lặng khi giao kết tiếp nhận việc thực hiện hợp đồng

Anh Nguyên lập hợp đồng chuyển nhượng cho Kỉ, trong hợp đồng không có chữ kí của chị Bá (vợ anh Nguyên). Khi xảy ra tranh chấp, TANDTC xác định mặc dù chị Bá không kí tên vào hợp đồng nhưng đã tham gia nhận tiền hai lần thì có căn cứ để khẳng định chị Bá biết và đồng ý chuyển nhượng.

-Vụ việc thứ ba: Người giữ im lặng biết rõ việc thực hiện hợp đồng nhưng không phản đối

ông Quang bán ao cho ông Khánh, ao là tài sản thừa kế chung của bà Vân, ông Tuyến, ông Quang. Khi chuyển nhượng. Bà Vân, ông Tuyến thừa nhận có biết việc chuyển nhượng. Tòa án nhân dân tối cao theo hướng người giữ im lặng trong quá tình giao kết hợp đồng biết mà không có ý kiến gì thì có nhiều khả năng họ đồng ý giao kết hợp đồng.

– Vụ việc thứ tư: Dựa vào lời khai trong quá trình giao kết của bên giữ im lặng

ông Đáng bán đất cho ông Đức không có chữ kí của bà Muống ( vợ ông ĐÁng). Theo TAND Tp HCM mặc dù bà Muống không kí tên trên hợp đồng chuyển nhượng cho ông Đức, bà Hạnh nhưng tại tờ trình của ông ĐÁng và bà Hạnh thể hiện việc bà Muống cùng ông đáng thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho ông Đức, bà Hạnh nhưng sau đó lại đổi ý. Do đó, việc Tòa xác định có căn cứ cho rằng trong trường hợp này việc bà Hạnh im lặng là đồng ý.

* Bên cạnh đó cũng có vụ việc im lặng không được xem

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com