Tại sao nói để phát triển kinh tế văn hóa miền núi giao thông vận tải phải đi trước một bước? 2023 - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - HP - Tại sao nói để phát triển kinh tế văn hóa miền núi giao thông vận tải phải đi trước một bước? 2023

Tại sao nói để phát triển kinh tế văn hóa miền núi giao thông vận tải phải đi trước một bước? 2023

Ngành giao thông vận tải có vai trò quan trọng. Tại sao nói để phát triển kinh tế văn hóa miền núi giao thông vận tải phải đi trước một bước?

Tại sao nói để phát triển kinh tế văn hóa miền núi giao thông vận tải phải đi trước một bước?

– Sẽ có điều kiện khai thác các tài nguyên thế mạnh to lớn của miền núi, hình thành được các nông, lâm trường, thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp, đô thị, thúc đẩy sự thu hút dân cư từ đồng bằng lớn miền núi.

– Như vậy, sẽ thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ, hình thành cơ cấu kinh tê ở miền núi. Các hoạt động dịch vụ (kể cả văn hóa, giáo dục, y tế) cũng có điểu kiện phát triển.

Vai trò của ngành giao thông vận tải

Ngành giao thông vận tải đóng một vai trò rất quan trọng trong kinh tế và phát triển của một quốc gia. Dưới đây là những vai trò chính của ngành giao thông vận tải:

– Hỗ trợ cho hoạt động kinh tế: Ngành giao thông vận tải cung cấp các dịch vụ vận chuyển để chuyển hàng hóa, dịch vụ và người từ nơi này sang nơi khác, hỗ trợ cho hoạt động kinh tế của quốc gia.

– Tạo ra nhiều cơ hội việc làm: Ngành giao thông vận tải cung cấp một nguồn lao động lớn, bao gồm các tài xế, kỹ thuật viên, nhân viên dịch vụ và các chuyên gia về vận tải. Việc phát triển ngành giao thông vận tải có thể tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho các đối tượng khác nhau.

– Đóng góp vào thu ngân sách quốc gia: Ngành giao thông vận tải là một ngành kinh doanh lớn, đóng góp vào thu ngân sách quốc gia thông qua thuế và các khoản phí vận tải.

– Đảm bảo an ninh và an toàn cho vận chuyển hàng hóa và người: Ngành giao thông vận tải đảm bảo an ninh và an toàn cho các hoạt động vận chuyển, giảm thiểu nguy cơ tai nạn giao thông và đảm bảo an toàn cho các loại hàng hóa và người được vận chuyển.

– Phát triển các khu vực kinh tế, du lịch và thương mại: Ngành giao thông vận tải có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển các khu vực kinh tế, du lịch và thương mại. Việc phát triển hạ tầng giao thông vận tải tốt có thể thu hút các hoạt động kinh tế, du lịch và thương mại đến khu vực đó.

– Giảm thiểu tác động của khí thải và ô nhiễm: Ngành giao thông vận tải có thể giảm thiểu tác động của khí thải và ô nhiễm bằng cách áp dụng các công nghệ mới, đồng thời tăng cường quản lý và giám sát các phương tiện vận tải để giảm thiểu tác động của khí thải và ô nhiễm đến môi trường.

Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải

Điều kiện tự nhiên

– Vị trí địa lí: quy định sự có mặt, vai trò của một số loại hình giao thông vận tải.

Ví dụ:

+ Vùng hoang mạc: Lạc đà, trực thăng;

+ Vùng băng giá xe trượt tuyết do chó và tuần lộc kéo.

+ Ở Nhật, Anh giao thông vận tải đường biển có vị trí quan trọng.

– Địa hình ảnh hưởng lớn đến công tác thiết kế và khai thác các công trình giao thông vận tải.

Ví dụ: Địa hình đồi núi phải đầu tư nhiều để xây dựng các công trình: Chống lở đất, làm đường vòng, đường hầm…

– Khí hậu, thời tiết ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động của phương tiện vận tải.

Ví dụ: Các sân bay nhiều khi phải ngừng hoạt động do sương mù.

– Sông ngòi: ảnh hưởng vận tải đường sông, chi phí cầu đường.

– Khoáng sản: ảnh hưởng hướng vận tải, loại hình vận tải.

Các điều kiện kinh tế-xã hội

– Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển, phân bố, hoạt động của giao thông vận tải

+ Hoạt động của các ngành kinh tế là khách hàng của ngành giao thông vận tải.

Ví dụ: Kinh tế phát triển nhu cầu vận tải lớn thúc đẩy ngành phát triển.

+ Trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật cho sự phát triển, phân bố, hoạt động ngành giao thông vận tải.

+ Quan hệ giữa nơi sản xuất và nơi tiêu thụ quy định hướng và cường độ các luồng vận chuyển.

– Phân bố dân cư (đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn và các chùm đô thị) ảnh hưởng sâu sắc tới vận tải hành khách (vận tải bằng ô tô).

Một số câu hỏi có liên quan

Câu 1: Sản phẩm của ngành giao thông vận tải là?

A. Chất lượng của dịch vụ vận tải.

B. Khối lượng vận chuyển.

C. Khối lượng luân chuyển.

D. Sự chuyển chở người và hàng hóa.

Câu 2: Tiêu chí nào không để đánh giá khối lượng dịch vụ của hoạt động vận tải?

A. Cước phí vận tải thu được.

B. Khối lượng vận chuyển.

C. Khối lượng luân chuyển.

D. Cự li vận chuyển trung bình.

Câu 3: Ở miền núi, ngành giao thông vận tải kém phát triển chủ yếu do

A. Địa hình hiểm trở.

B. Khí hậu khắc nghiệt.

C. Dân cư thưa thớt.

D. Khoa học kĩ thuật chưa phát triển.

Câu 4: Ở các vùng hoang mạc nhiệt đới, người ta chuyên chở hàng hóa bằng:

A. Máy bay.

B. Tàu hỏa.

C. Ô tô.

D. Bằng gia súc (lạc đà).

Câu 5: Ở xứ lạnh, về mùa đông, loại hình vận tải nào sau đây không thể hoạt động được?

A. Đường sắt.

B. Đường ô tô.

C. Đường sông.

D. Đường hành không.

Câu 6: Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng như thế nào đến giao thông vận tải:

A. Quyết định sự có mặt và vai trò của các loại hình giao thông vận tải

B. Ảnh hưởng đến công tác thiết kế và khai thác các công trình giao thông vận tải

C. Ảnh hưởng đến hoạt động của giao thông vận tải

D. Tất cả các yếu tố trên

Câu 7: ”Ngành công nghiệp không khói” là dùng để chỉ:

A. Công nghiệp điện tử – tin học

B. Các ngành dịch vụ

C. Ngành du lịch

D. Ngành thương mại

Câu 8: Ý nào sau đây không nói về vai trò của ngành giao thông vận tải?

A. Tham gia cung ứng nguyên liệu, vật tư, kĩ thuật cho sản xuất.

B. Đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, giúp cho các hoạt động sinh hoạt được thuận tiện.

C. Cùng cố tính thống nhất của nền kinh tế, tăng cường sức mạnh quốc phòng.

D. Góp phần phân bố dân cư hợp lí.

Câu 9: Chất lượng của sản phẩm dịch vụ giao thông vận tải được đo bằng

A. Khối lượng luân chuyển.

B. Sự an toàn cho hành khách và hàng hóa.

C. Sự kết hợp của các loại hình giao thông vận tải.

D. Khối lượng vận chuyển.

Câu 10: Nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển, phân bố và hoạt động của ngành giao thông vận tải là

A. Sự phất triển và phân bố ngành cơ khí vận tải.

B. Sự phát triển và phân bố ngành cơ khí vận tải.

C. Mối quan hệ kinh tế giữa nơi sản xuất và nơi tiêu thụ.

D. Trình độ phát triển công nghiệp của một vùng.

Trên đây là nội dung bài viết Tại sao nói để phát triển kinh tế văn hóa miền núi giao thông vận tải phải đi trước một bước? trong mục Lịch sử – Địa lý của Luật LVN Group, Quý vị có thể tham khảo các bài viết khác tại luatlvn.vn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com