Chồng mất vợ có toàn quyền chia tài sản không? [2023] - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Chồng mất vợ có toàn quyền chia tài sản không? [2023]

Chồng mất vợ có toàn quyền chia tài sản không? [2023]

Hiện nay, việc người thừa kế tranh chấp di sản của người đã chết đang là một vấn đề khá phổ biến và cần sự giải quyết của Tòa án. Trong đó, trường hợp chồng mất vợ có toàn quyền chia tài sản không cũng là một vấn đề mà một số người quan tâm đến. Vậy, khi chồng mất vợ có toàn quyền chia tài sản không? Hãy cùng nghiên cứu trong nội dung trình bày dưới đây !.

Chồng mất vợ có toàn quyền chia tài sản không?

1. Quyền quản lý tài sản khi người chồng mất

Theo quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 66 Giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết của Luật Hôn nhân và gia đình quy định như sau:

– Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng. Trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản thì người chỉ định đó sẽ quản lý di sản của vợ hoặc chồng đã mất.

– Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi.

– Trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản thì việc chia tài sản chung của vợ chồng tuân theo nội dung đã thỏa thuận.

Lưu ý: Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo hướng dẫn của pháp luật về thừa kế.

2. Chồng mất vợ có toàn quyền chia tài sản không?

Trường hợp thứ nhất, nếu các tài sản là tài sản thuộc sở hữu riêng của vợ. Theo quy định tại Điều 206 Bộ luật Dân sự 2015, vợ có toàn quyền định đoạt đối với những tài sản này. Do đó, khi chồng mất, vợ có toàn quyền chia tài sản.

Trường hợp thứ hai, nếu tài sản mà vợ muốn chia là tài sản riêng của chồng. Việc phân chia di sản được thực hiện như sau:

Một là chồng mất không để lại di chúc nên di sản thừa kể sẽ được chia theo pháp luật cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của chồng. Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất gồm: “vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết…”. Trong trường hợp này di sản chồng để lại sẽ được chia đều cho mọi người trong hàng thừa kế. Khi này, các đồng thừa kế đều có quyền yêu cầu phân chia di sản chứ không riêng gì vợ. Những người được thừa kế có thể tự thỏa thuận về việc chia di sản, nếu không thỏa thuận được thì có thể khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền để được xem xét, giải quyết.

Hai là chồng mất để lại di chúc. Theo Khoản 1 Điều 659 Bộ luật Dân sự 2015. Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trường hợp thứ ba, nếu các tài sản muốn chia là tài sản chung của vợ chồng thì được giải quyết như sau. Trong trường hợp này tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia đôi, một nửa khối tài sản chung sẽ được xác định là tài sản riêng của vợ, vợ có toàn quyền định đoạt phần tài sản này. Bên cạnh đó, một nửa khối tài sản chung thuộc về chồng đã mất sẽ được xác định là di sản thừa kế mà người chồng để lại và cũng được chia theo pháp luật cho các đồng thừa kế; việc phân chia được thực hiện tương tự như trường hợp thứ hai.

3. Những người có quyền yêu cầu phân chia tài sản ngoài vợ là ai?

Trường hợp chồng mất mà có để lại tài sản riêng thì ai có quyền chia tài sản. Khi này tài sản sẽ được xác định là di sản thừa kế mà người chồng để lại và cũng được chia theo pháp luật cho các đồng thừa kế. Trong trường hợp chồng mất mà không để lại di chúc thì những người có quyền yêu cầu phân chia tài sản ngoài vợ bao gồm:

Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thừa kế theo pháp luật như sau:

– Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

+ Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

+ Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

+ Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

– Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

4. Một số câu hỏi thường gặp

Cha mẹ nuôi có được hưởng di sản thừa kế từ người đã mất được không?

Theo Điểm a Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định cha nuôi, mẹ nuôi là người thừa kế theo pháp luật. Vì vậy, cha mẹ nuôi có quyền hưởng di sản thừa kế mà người mất để lại.

Thời điểm mở thừa kế là khi nào?

Theo Điều 611 Bộ luật dân sự quy định thời gian mở thừa kế là thời gian người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời gian mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.

Thừa kế theo pháp luật là thế nào?

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định (Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015).

Trên đây là thông tin về vấn đề chồng mất vợ có toàn quyền chia tài sản không, nếu các bạn có những câu hỏi liên quan đến thừa kế, hãy liên hệ với LVN Group để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com