Soạn bài xây dựng đoạn văn trong văn bản 2023 - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - HP - Soạn bài xây dựng đoạn văn trong văn bản 2023

Soạn bài xây dựng đoạn văn trong văn bản 2023

Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, diễn đạt một nội dung nhất định (nội dung logic hay nội dung biểu cảm), được mở đầu bằng chỗ lùi đầu dòng, viết hoa và kết thúc bằng dấu chấm ngắt đoạn.

Đoạn văn là gì?

Cách xây dựng Đoạn văn trong văn bản

Để xây dựng một đoạn văn trong văn bản, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

1. Chọn chủ đề cho đoạn văn: Chủ đề của đoạn văn cần phải rõ ràng và liên quan đến chủ đề chính của văn bản.

2. Thu thập thông tin: Tìm kiếm thông tin về chủ đề của đoạn văn và tập hợp các ý tưởng liên quan đến chủ đề đó. Bạn có thể tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, chẳng hạn như sách, báo, tạp chí hoặc Internet.

3. Xác định mục tiêu của đoạn văn: Bạn cần xác định mục đích hoặc mục tiêu của đoạn văn, chẳng hạn như giải thích, thuyết phục, mô tả hoặc trình bày một ý tưởng cụ thể.

4. Xây dựng kế hoạch cho đoạn văn: Trong kế hoạch, bạn cần xác định các ý chính của đoạn văn và xếp chúng theo một thứ tự hợp lý để giúp đoạn văn trở nên logic và dễ hiểu.

5. Viết đoạn văn: Sử dụng các ý chính trong kế hoạch để viết đoạn văn. Bạn cần đảm bảo rằng các ý trong đoạn văn được sắp xếp một cách logic và có liên kết với nhau.

6. Sửa chữa và chỉnh sửa: Đọc lại đoạn văn và chỉnh sửa để sửa các lỗi chính tả, cấu trúc câu và sử dụng từ ngữ phù hợp.

7. Kiểm tra tính logic và tính thuyết phục của đoạn văn: Kiểm tra lại đoạn văn để đảm bảo rằng nó có tính logic và tính thuyết phục cao. Nếu cần, bạn có thể sửa đổi để tăng tính logic và thuyết phục của đoạn văn.

Soạn bài xây dựng đoạn văn trong văn bản – Mẫu 1

I. Thế nào là đoạn văn?

Đọc văn bản trong SGK và trả lời câu hỏi.

1. Câu 1 (trang 36 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

– Văn bản trên gồm 2 ý:

Khái quát về tác giả Ngô Tất Tố

Khái quát về tác phẩm Tắt đèn

– Mỗi ý được viết riêng thành một đoạn.

2. Dấu hiệu hình thức để nhận biết đoạn văn:

Chữ đầu tiên của mỗi đoạn đều lùi vào một ô, viết hoa chữ cái đầu tiên.

Mỗi đoạn bao gồm nhiều câu văn.

3. Đặc điểm cơ bản của đoạn văn

– Đoạn văn là đơn vị cấu tạo nên một văn bản.

– Về hình thức:

Chữ đầu tiên của mỗi đoạn đều lùi vào một ô, viết hoa chữ cái đầu tiên và kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng.

Mỗi đoạn bao gồm nhiều câu văn.

– Về nội dung: Có câu chủ đề, thống nhất trong một nội dung.

II. Từ ngữ và câu trong đoạn văn

1.Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn

a. Các từ ngữ là: Ngô Tất Tố, ông, nhà văn, tác phẩm chính của ông

b. Câu chủ đề: Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà văn Ngô Tất Tố.

Lý do: Câu văn trên đã khái quát được nội dung chính của đoạn văn .

c. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề là những từ, câu bao chứa được nội dung chính của cả đoạn.

2. Cách trình bày nội dung đoạn văn

a. Cách trình bày của hai đoạn văn:

Giống nhau: hình thức trình bày đoạn văn

Khác nhau: Đoạn văn về Ngô Tất Tố không có câu chủ đề (trình bày theo lối song hành); Đoạn văn về Tắt đèn có câu chủ đề và ở đầu đoạn văn (trình bày theo lối diễn dịch).

b. Đoạn văn trên có câu chủ đề. Nó nằm ở cuối câu (Như vậy, lá cây có màu xanh lục vì nó hút…)

Nội dung của đoạn văn được trình bày theo lối quy nạp.

Tổng kết:

– Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.

– Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề. Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp lại nhiều lần (thường là đại từ, chỉ từ, các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt. Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn và thường đủ hai phần chính.

– Các câu trong đoạn nhằm làm sáng tỏ, triển khai cụ thể nội dung của vấn đề.

– Có nhiều cách trình bày: diễn dịch, quy nạp, song hành…

Soạn bài xây dựng đoạn văn trong văn bản – Mẫu 2

I. Thế nào là đoạn văn?

Câu 1:

Văn bản đã cho gồm hai ý chính: Khái quát tác giả Ngô Tất Tố và nêu lên giá trị cơ bản tác phẩm Tắt đèn.

Văn bản được viết thành 2 đoạn văn.

Câu 2:

Dấu hiệu nhận biết đoạn văn: Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành thể hiện một ý tương đối trọn vẹn. Hết đoạn thường có dấu chấm, xuống dòng, lùi đầu dòng một khoảng.

Câu 3:

Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, diễn đạt một nội dung nhất định tương đối hoàn chỉnh, bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng. Đoạn văn thường có nhiều câu tạo thành.

II. Từ ngữ và câu trong đoạn văn

1. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn

a. Từ ngữ chủ đề: Ngô Tất Tố, ông, nhà văn, Tác phẩm chính của ông.

b. Câu chủ đề: Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố.

Ta biết đó là câu chủ đề của đoạn vì nó nêu khái quát nội dung của đoạn, ngắn gọn và đứng ở cuối đoạn.

c. Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ thường lặp đi lặp lại nhiều lần nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt. Câu chủ đề là câu mang nội dung khái quát, đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn.

2. Cách trình bày nội dung đoạn văn

Đoạn thứ nhất không có câu chủ đề, chỉ có từ ngữ chủ đề được trình bày song hành với nhau. Đoạn thứ hai câu chủ đề ở đầu đoạn, đoạn văn được trình bày bằng hình thức diễn dịch.

b. Câu chủ đề của đoạn văn nằm ở cuối đoạn “Như vậy, lá cây có màu xanh là do chất diệp lục chứa trong thành phần tế bào”. Nội dung đoạn văn được trình bày theo trình tự quy nạp.

Soạn bài xây dựng đoạn văn trong văn bản – Mẫu 3

1. Thế nào là đoạn văn?

a) Văn bản Ngô Tất Tố và tác phẩm “Tắt đèn” gồm hai ý chính. Mỗi ý được triển khai trong một đoạn.

– Đoạn 1: Giới thiệu khái quát về nhà văn Ngô Tất Tố.

– Đoạn 2: Giá trị cơ bản của tác phẩm Tắt đèn.

b) Dấu hiệu hình thức để nhận biết đoạn văn: Chữ đầu đoạn văn viết lùi vào đầu dòng, hết đoạn ngắt xuống dòng.

c) Các đặc điểm cơ bản của đoạn văn:

– Đặc điểm nội dung: mỗi đoạn văn triển khai một ý tương đối trọn vẹn.

– Đặc điểm hình thức:

+ Thường thì đoạn văn gồm từ hai câu trở lên. Cũng có khi đoạn văn chỉ gồm một câu.

+ Đầu đoạn viết lùi vào đầu dòng, hết đoạn ngắt xuống dòng.

Từ những đặc điểm về nội dung và hình thức trên, ta có thể xác định: đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, có dấu hiệu bắt đầu bằng chữ đầu tiên viết hoa lùi vào đầu dòng, hết đoạn ngắt xuống dòng, biểu đạt một ý tương đối trọn vẹn.

2. Từ ngữ và câu trong đoạn văn

a) Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn

– Trong đoạn văn thứ nhất, từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng là: Ngô Tất Tố (1893-1954).

– Câu then chốt của đoạn thứ hai: “Tắt đèn” là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố.

Câu này là câu then chốt của cả đoạn vì nó khái quát nội dung cúa cả đoạn: chủ ngữ nêu đối tượng (Tắt đèn), vị ngữ nêu hướng triển khai nội dung của đối tượng (là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố).

– Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được trực tiếp hoặc gián tiếp lặp lại nhiều lần nhằm duy trì đối tượng được nói đến trong đoạn. Câu chủ đề (câu then chốt) chứa nội dung khái quát, ngắn gọn, thường đứng ở đầu hoặc cuối đoạn.

b) Cách trình bày nội dung đoạn văn

– Đoạn thứ nhất không có câu chủ đề, các câu trong đoạn có vai trò ngang nhau trong việc thể hiện chủ đề theo trình tự song song. Với cách triển khai chủ đề như thế này thì từ ngữ chủ đề có vai trò duy trì đối tượng cho đoạn (Ngô Tất Tố). Đoạn thứ hai có câu chủ đề nằm ở đầu đoạn, ý được triển khai theo trình tự từ khái quát đến cụ thể, từ chung đến riêng.

– Đoạn văn này có câu chủ đề nằm ở cuối đoạn: Như vậy, lá cây có màu xanh là do chất diệp lục chứa trong thành phần tế bào.

Nội dung của đoạn văn này được trình bày theo trình tự từ cụ thể đến khái quát, từ riêng đến chung.

Nhìn chung, đoạn văn thường được triển khai theo ba kiểu cấu trúc: diễn dịch (đoạn thứ hai của văn bản về Ngô Tất Tố), quy nạp (đoạn văn về màu xanh của lá cây), song hành (đoạn thứ nhất của văn bản vể Ngô Tất Tố). Đoạn văn theo kiểu song hành không có câu chủ đề nhưng vẫn phải đám bảo có chủ đề ; chủ đề được khái quát từ ý nghĩa của tất cả các câu trong đoạn.

Soạn bài xây dựng đoạn văn trong văn bản – Mẫu 4

1/ Thế nào là đoạn văn

– Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

– Ngữ liệu SGK trang 34

Câu hỏi:

Câu 1: Văn bản trên gồm mấy ý? Mỗi ý được viết thành mấy đoạn văn?

– Văn bản gồm có hai ý, mỗi ý được viết thành một đoạn:

+ Ý một: giới thiệu về tiểu sử của Ngô Tất Tố.

+ Ý hai: giới thiệu nội dung tác phẩm Tắt đèn.

Câu 2: Em thường dựa vào dấu hiệu hình thức nào để nhận biết đoạn văn?

– Dấu hiệu hình thức để nhận biết đoạn văn:

+ Đoạn văn bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng, và kết thúc đến chỗ chấm xuống hàng

+ Đoạn văn thường gồm có nhiều câu.

Câu 3: Hãy khái quát các đặc điểm cơ bản của đoạn văn và cho biết thế nào là đoạn văn?

– Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, diễn đạt một nội dung nhất định (nội dung logic hay nội dung biểu cảm), được mở đầu bằng chỗ lùi đầu dòng, viết hoa và kết thúc bằng dấu chấm ngắt đoạn. Như vậy, về mặt nội dung, đoạn văn có thể hoàn chỉnh ở mức độ nhất định (phù hợp với cách hiểu truyền thống) hoặc không hoàn chỉnh. Chỉ có văn bản có sự hoàn chỉnh trọn vẹn nội dung, còn mọi đơn vị bậc dưới nó, trong đó có đoạn văn, không phải lúc nào cũng có và cần phải có sự hoàn chỉnh về nội dung.

2/ Từ ngữ và câu trong đoạn văn

a/ Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn

Câu a: Đọc đoạn văn thứ nhất của văn bản trên và tìm các từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng trong đoạn văn (từ ngữ chủ đề)

– Những từ ngữ chủ đề của đoạn văn một: “Ngô Tất Tố quê ở Bắc Ninh là một học giả có nhiều công trình khảo cứu về triết học… một nhà báo ni tiếng, một nhà văn hiện thực xuất sắc”

Câu b: Đọc đoạn văn thứ hai của văn bản và tìm câu then chốt của đoạn văn (câu chủ đề). Vì sao em biết đó là câu chủ đề của đoạn?

– Câu chủ đề của đoạn văn thứ hai “Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu của Ngô Tất Tố”.

Câu c: Từ các nhận thức trên, em hiểu từ ngữ của chủ đề và câu chủ đề là gì? Chúng đóng vai trò gì trong văn bản?

– Câu chủ đề là câu nêu ý chung, ý khái quát của toàn đoạn “tác phẩm tiêu biểu” các câu sau chứng minh giải thích sự tiêu biểu về mặt nội dung và tiêu biểu về mặt nghệ thuật của tác phẩm Tắt đèn.

– Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ lặp lại nhiều lần nhằm duy trì ý (đối tượng) được biểu đạt

b/ Cách trình bày nội dung đoạn văn

Câu a: Nội dung đoạn văn có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau. Hãy phân tích và so sánh cách trình bày ý của hai đoạn văn trong văn bản nêu trên.

– Phân tích cách trình bày đoạn văn ở văn bản Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt đèn

– Đoạn một: Không có câu chủ đề, yếu tố để duy trì đối tượng trong đoạn văn là những từ ngữ then chốt, quan hệ các câu trong đoạn văn là quan hệ song hành mỗi câu trình bày một khía cạnh trong tiểu sử của tác giả, nội dung của đoạn văn triển khai theo trình tự từ tiểu sử (quê quán, tên tuổi) đến sự nghiệp (những thành tựu đạt được) song hành.

– Đoạn hai: Câu chủ đề của đoạn thứ hai được đặt ở vị trí đầu câu, ý của đoạn văn được triển khai theo trình tự từ khái quát đến cụ thể, diễn dịch.

Câu b: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Ngữ liệu SGK trang 35

– Đoạn văn có câu chủ đề không? Nếu có thì nó ở vị trí nào?

Câu chủ đề của đoạn văn trên nằm ở cuối đoạn.

– Nội dung của đoạn văn được trình bày theo trình tự nào?

Nội dung đoạn văn được trình bày theo trình tự móc xích, câu này giải thích cho câu kia.

Trên đây là bài viết Soạn bài xây dựng đoạn văn trong văn bản trong chuyên mục Văn học được Luật LVN Group cung cấp, quý khách hàng có thể tham khảo bài viết khác liên quan tại website: Luathoangphi.vn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com