Nêu hiệu quả của việc sử dụng các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ Mây và sóng? 2023 - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - HP - Nêu hiệu quả của việc sử dụng các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ Mây và sóng? 2023

Nêu hiệu quả của việc sử dụng các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ Mây và sóng? 2023

 Mây và sóng được viết bằng tiếng Ben-gan, in trong tập thơ “Si-su” (Trẻ thơ), xuất bản năm 1909 và được Ta-go dịch ra tiếng Anh, in trong tập “Trăng non” xuất bản năm 1915.

Ta-go là nhà thơ hiện đại lớn nhất của Ấn Độ, một trong những bài thơ rất hay của ông chính là Mây và sóng. Tác phẩm đã cho thấy tình mẫu tử thật đẹp đẽ, thiêng liêng. Nêu hiệu quả của việc sử dụng các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ Mây và sóng?

Giới thiệu về bài thơ Mây và sóng

Trước khi Nêu hiệu quả của việc sử dụng các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ Mây và sóng? nội dung này sẽ giới thiệu về bài thơ Mây và sóng.

 “Mây và sóng” được viết bằng tiếng Ben-gan, in trong tập thơ “Si-su” (Trẻ thơ), xuất bản năm 1909 và được Ta-go dịch ra tiếng Anh, in trong tập “Trăng non” xuất bản năm 1915.

Phương thức biểu đạt của bài thơ là biểu cảm kết hợp tự sự. 

Bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go đã ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt, hàm chứa một ý nghĩa nhân văn cao cả: Chỉ cần có mẹ, có con, chúng ta sẽ sáng tạo ra cả một thế giới, cả một vũ trụ, thế giới ấy vừa hiện hữu vừa huyền bí mà chỉ có mẹ và con biết được. 

Bài thơ phác họa những trò chơi thú vị mà em bé tưởng tượng vui đùa với các bạn trên mây và các bạn trong sóng. Thế nhưng người duy nhất em bé muốn chơi đó là mẹ của mình, qua đó thấy được tình cảm mẹ con sâu sắc và da diết.

Tóm tắt nội dung bài thơ Mây và sóng

Để Nêu hiệu quả của việc sử dụng các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ Mây và sóng? Cần nắm được nội dung của bài thơ, cụ thể như sau.

1. Lời mời gọi của những người trên mây và sóng

– Lời mời gọi của mây và sóng:

+ Những người trên mây: “Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”

+ Những người trên sóng: “Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao?”

Từ đó thấy được rằng thế giới mà mây và sóng vẽ ra là một thế giới diệu kì, bí ẩn, hấp dẫn, đặc biệt là đối với trẻ thơ.

– Cách đến với mây và sóng:

+ Đến với mây: Đến nơi tận cùng trái đất và đưa tay lên trời.

+ Đến với sóng: Đến rìa biển cả và nhắm nghiền mắt lại

Có thể thấy được rằng lời mời gọi của mây và sóng là lời mời gọi hấp dẫn, thú vị, khơi gợi trí tò mò, cách đến với mây và sóng rất dễ thực hiện, thú vị, hấp dẫn.

Nghệ thuật: Nhân hóa, sử dụng hình ảnh ẩn dụ đầy sức gợi

Mmây” và “sóng” là biểu tượng cho thế giới thần tiên kì ảo mà em bé tưởng tượng ra, nhưng “mây” và “sóng” cũng là những thú vui, những cám dỗ trong cuộc sống thường ngày mà con người rất dễ bị thu hút.

2. Phản ứng của em bé trước lời mời gọi

– Ban đầu: Em bé bị hấp dẫn bởi những lời mời, bằng chứng là em bé hỏi lại:

+ Với mây: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”

+ Với sóng: “Nhưng làm thế nào mình ra đó được?”

Phản ứng ban đầu của em bé là có thể hiểu được vì những lời mời ấy vô cùng thú vị, dễ hấp dẫn, đặc biệt là đối với trẻ con.

– Sau đó: Em bé từ chối lời mời: “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được”. Đó là lời từ chối dễ thương nhưng đầy cảm động.

– Lí do em bé từ chối lời mời: Vì em nghĩ tới mẹ, mẹ em đang đợi và luôn mong muốn em bé ở nhà, mẹ chính là lí do khiến em bé từ chối những lời mời hấp dẫn đó.

Nghệ thuật: Đối thoại

Từ đó thấy được rằng dù luyến tiệc cuộc vui, nhưng sự từ chối lời mời gọi đã thể hiện tình yêu thương mẹ thiết tha của em bé, lúc nào em cũng nghĩ đến mẹ, luôn mong muốn ở bên mẹ. Mẹ với tình yêu thương đã trở thành sức mạnh, nguồn động lực cho em bé vượt qua những cám dỗ

3. Trò chơi của em bé và mẹ

– Trò chơi của em bé và mẹ :

+ Sau khi từ chối mây: “Con là mây và mẹ là trăng. Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm”

+ Sau khi từ chối sóng: “Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ”

– Đối với em bé đó là trò chơi thú vị hơn, hay hơn vì những trò chơi ấy bắt nguồn từ tình yêu thương mẹ.

Hình ảnh thiên nhiên “mây”, “sóng” ở đây tượng trưng cho con thích vui chơi, hình ảnh “trăng”, “ bến bờ kì lạ” tượng trưng cho sự dịu dàng dàng và tấm lòng bao la, tình yêu thương con không bờ bến.

– Hai câu thơ cuối: Hai câu thơ là lời khẳng định tình mẫu tử thiêng liêng và bất diệt, đó là tình cảm lớn lao được nâng tầm vũ trụ.

Nghệ thuật: Sử dụng hình ảnh biểu tượng, điệp ngữ, câu thơ giàu hình ảnh…(đặc trưng nghệ thuật tiêu biểu cho thơ Ta-go)

Hình tượng em bé hiện lên vừa có những nét ngây thơ đáng yêu đồng thời thể hiện thông minh, trí tưởng tượng phong phú và tình yêu thương mẹ thiết tha đó là tinh thần nhân văn của Ta-go: Ngợi ca vẻ đẹp tình mẫu tử. Nêu hiệu quả của việc sử dụng các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ Mây và sóng?

Các chi tiết tự sự trong bài thơ Mây và sóng

Tác giả sử dụng yếu tố tự sự để kể về câu chuyện của em bé với mây và với sóng:

Mẹ ơi, trên mấy có người gọi con:

“Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng với vầng trăng bạc”.

Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”

Họ đáp: “Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng nên tận tầng mây”.

“Mẹ mình đang đợi ở nhà” – con bảo – “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được”

Trong sóng có người gọi con:

“Bọn tớ ca hát từ sáng sớm đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao”.

Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”

Họ nói: “Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi”.

Con bảo: “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”

Yếu tố miêu tả trong bài thơ Mây và sóng

Tác giả đã miêu tả về các sự vật được nhắc đến trong câu chuyện của em bé khi kể với mẹ đó là:

– Bình minh vàng;

– Vầng trăng bạc;

– Bầu trời xanh thẳm.

Hiệu quả của việc sử dụng các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ Mây và sóng

Hiệu quả của việc sử dụng các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ :

– Yếu tố tự sự: Giúp bài thơ liền mạch theo những sự kiện và diễn biến quanh tâm trạng nhân vật cậu bé (kể lại cuộc gặp gỡ của cậu bé với mây, sóng). Yếu tố tự sự giúp người đọc hình dung rõ hơn tình cảm và sự gắn bó của con với mẹ, niềm vui, niềm hạnh phúc của hai mẹ con trong những trò chơi.

– Yếu tố miêu tả giúp các sự vật trong bài thơ được hiện lên một cách sinh động, hấp dẫn hơn. Giúp các sự việc, sự vật hiện lên một cách sinh động, giàu hình tượng. (bình minh vàng, vầng trăng bạc, bầu trời xanh thẳm).

Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ Mây và sóng

Nêu hiệu quả của việc sử dụng các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ Mây và sóng? đã được giải đáp ở nội dung trên, giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ như sau:

Giá trị nội dung của bài thơ Mây và sóng

– Thông qua cuộc trò chuyện của em bé với mẹ, bài thơ Mây và sóng của Ta-go ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng sâu sắc.

– Bài thơ chứa đựng những triết lí giản dị nhưng đúng đắn về hạnh phúc trong cuộc đời.

Giá trị nghệ thuật của bài thơ Mây và sóng

– Sử dụng hình ảnh mang giàu chất trữ tình mang ý nghĩa biểu tượng

– Kết cấu bài thơ như một câu chuyện kể tạo ấn tượng thú vị với hình thức đối thoại lồng trong lời kể của em bé

– Nghệ thuật đối lập, ẩn dụ, nhân hóa….

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com