Bình Tây đại Nguyên soái là ai? 2023

Bình Tây đại Nguyên soái là Trương Định, ông là vị thủ lĩnh vĩ đại thời kỳ đầu thực dân Pháp xâm lược nước ta, là người chí dũng song toàn.

Câu hỏi:

Bình Tây đại Nguyên soái là ai?

Gợi ý trả lời

– Bình Tây đại Nguyên soái là Trương Định, ông là vị thủ lĩnh vĩ đại thời kỳ đầu thực dân Pháp xâm lược nước ta.

– Trương Định còn có tên là Trương Công Định, ông sinh năm 1820 ở phủ Bình Sơn, Quảng Ngãi (nay là xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi). Trương Định sống ở quê hương Quảng Ngãi cho đến năm 24 tuổi mới theo cha là Trương Cầm- người giữ chức Chưởng lý Thủy sư vào Gia Định (thời vua Thiệu Trị).

– Là người chí dũng song toàn. Sau khi cha ông mất, ông ở lại nơi cha đóng quân. Sau đó, ông kết hôn với bà Lê Thị Thưởng, vốn là con gái của một hào phú ở huyện Tân Hòa (Gò Công Đông ngày nay).

– Năm 1850, hưởng ứng chính sách khai hoang của triều đình, ông đã đứng ra chiêu mộ khoảng 500 dân nghèo khai hoang lập lập ấp ở Gò Công, Gia Định. Với công lao đó, ông được triều đình Huế phong chức Quản cơ, hàm Lục phẩm, nên dân chúng còn gọi ông là Quản Định.

– Năm 1854, trong thời gian khẩn hoang Trương Định đã gặp và cưới bà Trần Thị Sanh – là anh em con cô con cậu với bà Từ Dũ Thái Hậu (mẹ vua Tự Đức).

– Năm 1859, khi Pháp đưa quân chiếm thành Gia Định, Trương Định đem nghĩa binh lên đóng ở Thuận Kiều để ngăn chặn.

– Năm 1860, dưới quyền của Tổng thống quân vụ Nguyễn Tri Phương, Trương Định tham gia giữ đồn Kỳ Hoà, được triều đình phong chức Phó lãnh binh. Sau khi đồn Kỳ Hoà thất thủ, ông cùng nghĩa quân rút về Gò Công xây dựng căn cứ kháng chiến chống Pháp. Trương Định đã tổ chức nhiều trận phục kích địch ở Gò Công, Tân An, Mỹ Tho, Chợ Lớn làm cho Pháp bị tổn thất lực lượng rất nhiều.

– Năm 1862, triều đình Huế ký kết hòa ước với Pháp. Vua quan nhà Nguyễn đã sai Phan Thanh Giản đến bắt ông phải giải binh, đồng thời thăng cho ông chức lãnh binh và bắt phải đi nhậm chức ở nơi khác. Vì tôn quân, lúc đầu ông định tuân lệnh, nhưng nhân dân và nghĩa quân giữ ông lại. Họ kéo nhau ra trước ngựa của ông và nhất trí tôn ông làm “Bình Tây đại nguyên soái”.

– Cuối năm 1864, trong một trận chiến tại căn cứ Tân Hoà, ông rơi vào vòng vây của quân Pháp. Do sự phản bội của Huỳnh Tấn, tên này trước kia từng theo ông chống Pháp đã rời bỏ hàng ngũ kháng chiến về làm tay sai cho Pháp.

– Trương Định và lực lượng nghĩa quân quyết tử chiến với giặc. Trong lúc chiến đấu, không may ông bị đạn bắn gãy xương sống. Không để rơi vào tay giặc, Trương Định rút gươm tự sát vào rạng sáng ngày 20 tháng 8 năm 1864. Khi ấy, ông 44 tuổi.

– Cái chết của Trương Định là tổn thất lớn đối với phong trào kháng chiến chống Pháp của nghĩa quân và nhân dân ta lúc bấy giờ.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com