Múi giờ hay còn được gọi là một vùng được quy ước sử dụng cùng một thời gian tiêu chuẩn, mọi múi giờ trên Trái Đất đều lấy tương đối so với Giờ Phối hợp Quốc tế.
Ngày xưa khoa học kỹ thuật chưa phát triển như bây giờ, con người căn cứ vào mặt trời và mặt trăng để tính giờ, tính đêm. Nhưng ngày nay cách tính múi giờ đã hoàn thiện với công thức chính xác, hỗ trợ con người có thể tính toán được giờ giấc. Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta thường nghe thấy các từ ngữ liên quan đến giờ giấc như múi giờ, giờ địa phương, giờ thế giới, giờ Trái Đất… Cách tính giờ trên trái đất như thế nào?
Múi giờ là gì?
– Múi giờ hay còn được gọi là một vùng được quy ước sử dụng cùng một thời gian tiêu chuẩn.
– Tại một thời điểm xác định trên Trái Đất, một nửa bán cầu được mặt trời chiếu sáng là buổi sáng, nửa còn lại là buổi tối. Để dễ dàng hơn trong việc tính toán giờ giấc từ vùng này sang khác, người ta chia Trái Đất thành các phần bằng nhau bởi 24 đường kinh tuyến. Mỗi một phần cách nhau một giờ.
– Kinh tuyến số 0 là kinh tuyến đi qua Đài thiên văn Hoàng gia Anh tại Greenwich, Luân Đôn. Vì vậy, múi giờ nước Anh là múi giờ 0, hay còn gọi là múi giờ gốc (hay còn gọi là giờ quốc tế). Các múi giờ trên thế giới sẽ xác định bằng độ lệch so với giờ gốc.
– Kí hiệu của múi giờ trước đây là GMT – giờ trung bình của Greenwich do nước Anh quy định, nhưng vì còn một số hạn chế nên đến năm 1980 đã đổi kí hiệu thành UTC – nghĩa là giờ phối hợp quốc tế. Tuy nhiên thường ngôn ngữ nói người ta vẫn sử dụng kí hiệu GMT.
– Mọi múi giờ trên Trái Đất đều lấy tương đối so với Giờ Phối hợp Quốc tế (UTC) (xấp xỉ bằng giờ GMT trong lịch sử) là giờ tại kinh tuyến số 0, đi qua Đài thiên văn Hoàng gia Greenwich, Greenwich, Luân Đôn, Anh.
– Một số địa phương có thể thay đổi múi giờ theo mùa. Ví dụ như vào mùa hè, một số nước ôn đới hoặc gần vùng cực thực hiện quy ước giờ mùa hè (DST), chỉnh giờ sớm lên 1 giờ. Điều này khiến chênh lệch giờ giữa các địa phương thêm phức tạp.
Trước khi tìm hiểu về Cách tính giờ trên trái đất cần hiểu được khái niệm múi giờ như đã giải thích ở trên.
Giờ địa phương là gì?
Giờ địa phương là việc quy định thời gian được xác định trong cùng một kinh độ để xác định cho một vùng/một địa phương.
Về mặt lý thuyết, trong cùng phạm vi một múi giờ (giờ địa phương), đồng hồ sẽ chỉ cùng một thời gian, mỗi múi giờ sẽ cách nhau 1 tiếng (1 giờ). Trên thực tế, sự chênh lệch giữa các múi giờ có thể không bằng 1 do giờ địa phương được hình thành dựa trên sự thỏa ước tại địa phương, sự thống nhất lãnh thổ của một quốc gia.
Trên Trái Đất được chia thành 24 múi giờ tương ứng với 24 đường kinh tuyến, mỗi múi giờ là một khu vực nhất định trên bề mặt Trái Đất và mỗi múi giờ được gọi là một giờ địa phương.
Cách tính giờ trên trái đất
Để hiểu được Cách tính giờ trên trái đất cần nắm được công thức tính giờ như sau:
Công thức tính giờ: Tm = To + m
Trong đó:
Tm: giờ múi
To:giờ GMT
m: số thứ tự của múi giờ
– Người ta sẽ căn cứ vào vị trí kinh tuyến để điền dấu (+) hoặc (-). Nếu kinh tuyến nằm ở bán cầu Đông, công thức trên sẽ là + Dt và – Dt nếu ở bán cầu Tây.
– Thiết lập công thức tính múi giờ:
Ở Đông bán cầu : m=(kinh tuyến Đông): 150
Ở Tây bán cầu: 2 cách
Cách 1: m=(3600 – Kinh tuyến Tây): 150
Cách 2: m = 24 – (Kinh tuyến Tây): 150
Công thức tính múi giờ ở Việt Nam
Ngoài Cách tính giờ trên trái đất một trong những nội dung cũng được rất nhiều người quan tâm đó là công thức tính múi giờ ở Việt Nam
– Việt Nam thuộc khu vực múi giờ số 7 (GMT+7), thế nên giờ tại nước mình sẽ đi trước GMT là 7 tiếng.
Ví dụ: Tính giờ của Việt Nam khi To hiện tại là 3 giờ 25 phút, M của Việt Nam là +7. Thì ta có Tm = 3 giờ 25 phút + 7, thế nên nếu ở Anh là 3 giờ 25 phút thì Việt Nam đang là 10 giờ 25 phút.
– Do Việt Nam nằm ở kinh tuyến số 7 nên múi giờ của Việt Nam sẽ là cộng 7. Kí hiệu là UTC + 7 hay GMT + 7.
Ví dụ chênh lệch múi giờ:
Nếu ở nước Anh (UTC + 0) đang là 16 giờ chiều ngày thứ 2
– Ở Việt Nam (UTC + 7) là 23 giờ đêm ngày thứ 2
– Ở Hàn Quốc (UTC +9) là 1 giờ sáng ngày thứ 3
Luân Đôn cách Việt Nam mấy giờ?
Luân Đôn, Vương quốc Anh, có múi giờ Greenwich Mean Time (GMT) hoặc còn gọi là múi giờ thế giới (UTC). Múi giờ UTC là múi giờ tiêu chuẩn được sử dụng trên toàn thế giới, và thường được sử dụng làm tiêu chuẩn để so sánh với các múi giờ khác.
So với múi giờ Việt Nam (ICT) có chênh lệch 7 giờ, nên khi ở Việt Nam là 12 giờ trưa thì tại Luân Đôn sẽ là 5 giờ chiều cùng ngày. Vì vậy, khi tính toán thời gian hay lên kế hoạch đi lại giữa hai quốc gia, cần lưu ý đến chênh lệch múi giờ này.
Một số bài tập về cách tính giờ
Bài tập 1: Vào lúc 19h ngày 15.2.2006 tại Hà Nội khai mạc SEAGAME 22. Hỏi lúc đó là mấy giờ, ngày bao nhiêu tại các địa điểm sau:
Xeun:120oĐ; Matxcơva : 300Đ ; Pari : 200Đ; Lot Angiơ let : 1200T (Biết Hà Nội :1050Đ)
Hướng dẫn giải:
– Hà Nội thuộc múi giờ :(105 : 15)=7
Xeun thuộc múi giờ : 120:15= 8
Khoảng cách chênh lệch giữa Xeun và HN là 8 – 7 = 1 .
– Vì giờ HN lúc đó là 19 giờ ngày 12.5.2006
Giờ của Xeun 19 + 1 = 20h ngày 12.5.2006 .
– Pari thuộc múi giờ 0 (=24h). Kc chênh lệch từ HN và Pari :7 – 0 = 7.
Giờ của Pari 19 – 7 =12h ngày 15.2.2006
– Matxcơva thuộc múi giờ : 30 : 15 = 2
Kc chênh lệch từ HN đến Matxcơva :7 – 2 = 5 .
Giờ của Matxcơva 19 – 5 =14h ngày 15.2.2006
– Lot Angiơ let thuộc múi giờ : (360- 120) : 15 = 16
Kc chênh lệch từ HN đến Lot Angiơ let:16 – 7 = 9 .
Giờ của Lot Angiơ let 19 + 9 =28h – 24h = 4h ngày 16.2.2006
Bài tập 2: Khi ở London là 11h thì giờ ở Tokyo là:
London cách Tokyo: 0+9=9 múi giờ.
11+9=20h ngày 1/3/2006.
Tương tự ta tính giờ các địa điểm còn lại ta được bảng kết quả sau:
Vị trí | Tokyo | New Deli | Xitni | Washington | LotAngiolet |
Kinh độ | 1350Đ | 750Đ | 1500Đ | 750Đ | 1200T |
Giờ | 20h | 16h | 21h | 6h | 3h |
Ngày, tháng | 1/3/2006 | 1/3/2006 | 1/3/2006 | 1/3/2006 | 1/3/2006 |