Châu Nam Cực bao gồm Lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa, được gọi là cực lạnh của thế giới, vào năm 1967 các nhà khoa học Na Uy đã đo được nhiệt độ thấp nhất ở Nam Cực là -94,5 độ C, vùng Nam Cực là nơi có gió bão nhiều nhất thế giới.
Câu hỏi:
Châu Nam Cực bao gồm?
B. Lục địa Nam Cực.
C. Châu Nam Cực và các đảo ven bờ.
D. Một khối băng khổng lồ thống nhất.
Đáp án đúng A.
Châu Nam Cực bao gồm Lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa, được gọi là cực lạnh của thế giới, vào năm 1967 các nhà khoa học Na Uy đã đo được nhiệt độ thấp nhất ở Nam Cực là -94,5 độ C, vùng Nam Cực là nơi có gió bão nhiều nhất thế giới.
Giải thích lý do chọn đáp án đúng là A
– Châu Nam Cực được khám phá và nghiên cứu muộn nhất, chưa có dân cư sinh sống thường xuyên.
– Lục địa Nam Cực hay châu Nam Cực là lục địa nằm xa về phía nam và tây nhất trên Trái Đất, chứa Cực Nam địa lý và nằm trong Vùng Nam Cực của Nam Bán cầu, gần như hoàn toàn ở phía nam Vòng Nam Cực và được Nam Đại Dương bao quanh.
– Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ: Châu Nam Cực bao gồm phần lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa, diện tích 14,1 triệu km2. Được gọi là cực lạnh của thế giới, vào năm 1967 các nhà khoa học Na Uy đã đo được nhiệt độ thấp nhất ở Nam Cực là -94,5 độ C.
– Nơi đây là vùng khí áp cao, gió từ trung tâm lục địa tỏa ra theo hướng ngược chiều kim đồng hồ với vận tốc 60 km/giờ. Vùng Nam Cực là nơi có gió bão nhiều nhất thế giới.
– Do điều kiện khí hậu gá lạnh quanh năm gần như toàn bộ lục địa Nam Cực bị băng phủ tạo thành các cao nguyên băng khổng lồ. Thể tích băng ở đây lên tới trên 35 triệu km3.
– Lớp băng phủ ở lục địa Nam Cực thường xuyên di chuyển từ vùng trung tâm ra các biển xung quanh. Khi đến bờ, băng bị vỡ ra tạo thành các băng sơn (núi băng) trôi trên biển rất nguy hiểm cho tàu bè qua lại.
– Ngày nay dưới sự tác động của hiệu ứng nhà kính, khí hậu trái đất đang nóng lên, lớp băng ở Nam Cực ngày càng tan chảy nhiều hơn.
– Các đặc điểm tự nhiên khác
+ Bề mặt lục địa Nam Cực là một cao nguyên băng khổng lồ.
+ Động, thực vật: Động vật phong phú (chim cánh cụt, hải cẩu, cá voi xanh, các loài chim và nguồn hải sản tôm, cá,…) và không có thực vật.
+ Tài nguyên khoáng sản: Nhiều loại than đá, sắt, đồng, dầu khí,…
– Châu Nam Cực được xem là một hoang mạc có diện tích lớn nhất thế giới, với lượng giáng thủy hàng năm chỉ ở mức 200 mm dọc theo bờ biển và giảm dần khi vào trong nội lục.
– Tuy không có cư dân sinh sống thường xuyên, nhưng vẫn có từ 1.000-5.000 người sinh sống mỗi năm tại các trạm nghiên cứu phân bố rải rác khắp lục địa.