Cơ cấu dân số là sự phân chia tổng số dân của một vùng thành các nhóm theo một hay nhiều tiêu thức (mỗi một tiêu thức là một đặc trưng nhân khẩu học nào đó).
Dân số là tập hợp người sinh sống trong một quốc gia, khu vực, vùng địa lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính. Cơ cấu dân số là một trong các tiêu chí đánh giá trình độ phát triển của một quốc gia. Vậy Cơ cấu dân số là gì?
Cơ cấu dân số là gì?
Cơ cấu dân số là sự phân chia tổng số dân của một vùng thành các nhóm theo một hay nhiều tiêu thức (mỗi một tiêu thức là một đặc trưng nhân khẩu học nào đó).
Cơ cấu dân số là việc dựa vào các tiêu chí như độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ… mà phân chia dân số thành các bộ phận khác nhau, những bộ phận này biểu hiện đặc trưng của nhóm người nằm trong bộ phận đó.
Ngoài quy mô và phân bố dân số, cơ cấu dân số là đặc tính thứ ba, được hình thành dưới tác động của sự thay đổi mức sinh, mức chết và di dân. Sự phân chia tổng số dân của một nước hay một vùng thành các nhóm, các bộ phận theo một tiêu thức đặc trưng nhất định gọi là cơ cấu dân số.
Ví dụ cơ cấu dân số
Để hiểu rõ hơn về Cơ cấu dân số là gì? nội dung này sẽ đưa ra ví dụ cụ thể về cơ cấu dân số.
Ví dụ: Cơ cấu tự nhiên (tuổi và giới tính), cơ cấu dân tộc và cơ cấu xã hội tình trạng hôn nhân, tôn giáo, trình độ học vấn…). Trong đó cơ cấu tuổi và giới tính của dân số là quan trọng nhất bởi vì không những nó ảnh hưởng tới mức sinh, mức chết và di dân mà còn ảnh hưởng tới.
Phân loại cơ cấu dân số
Cơ cấu dân số là gì? Dựa vào những tiêu chí nhất định, người ta phân chia dân số thành những nhóm khác nhau với những đặc trưng riêng biệt. Gồm cơ cấu sinh học và cơ cấu xã hội.
Cơ cấu sinh học
– Cơ cấu dân số theo giới là biểu thị tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân (đơn vị: %).
+ Đặc điểm: Cơ cấu dân số theo giới có sự biến động theo thời gian, từng nước, từng khu vực. Nước phát triển nữ nhiều hơn nam và ngược lại.
+ Nguyên nhân: Trình độ phát triển kinh tế, chuyển cư, tuổi thọ trung bình nữ lớn hơn nam.
+ Ảnh hưởng của cơ cấu dân số: Ảnh hưởng đến phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội, hoạch định chính sách phát triển kinh tế – xã hội của các quốc gia…
– Cơ cấu dân số theo độ tuổi là tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định. Tuổi là một tiêu thức được sử dụng rất phổ biến trong các nghiên cứu về dân số và xã hội. Trong dân số, tuổi được xác định theo tuổi tròn (lấy tròn theo số lần đã qua ngày kỷ niệm sinh nhật).
+ Đặc điểm: Thể hiện tình hình sinh, tử, tuổi thọ, khả năng phát triển của dân số và nguồn lao động của một nước.
+ Phân loại: Có ba nhóm tuổi trên thế giới: Nhóm dưới tuổi lao động: 0 – 14 tuổi; Nhóm tuổi lao động:15 -59 (đến 64 tuổi); Nhóm trên tuổi lao động:Trên 60 (hoặc 65) tuổi.
+ Tháp dân số: Có 3 kiểu tháp (mở rộng, thu hẹp, ổn định). Thể hiện được tình hình sinh, tử, gia tăng dân số, tuổi thọ trung bình.
Cơ cấu xã hội
– Cơ cấu dân số theo lao động
+ Nguồn lao động là dân số trong tuổi lao động có khả năng tham gia lao động.
Phân loại: Nhóm dân số hoạt động kinh tế; Nhóm dân số không hoạt động kinh tế.
+ Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế
Các khu vực kinh tế: Khu vực I: Nông – lâm – ngư nghiệp; Khu vực II: Công nghiệp – xây dựng; Khu vực III: Dịch vụ.
Đặc điểm: Xu hướng tăng ở khu vực II và III, giảm khu vực I.
– Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa
+ Đặc điểm: Phản ánh trình độ dân trí và học vấn của dân cư, một tiêu chí để đánh giá chất lượng cuộc sống của một quốc gia; Các nước phát triển có trình độ văn hoá cao hơn các nước đang phát triển và kém phát triển.
+ Tiêu chí xác định cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa: Tỉ lệ người biết chữ 15 tuổi trở lên; Số năm đi học của người 25 tuổi trở lên.
Tình hình cơ cấu dân số Việt Nam
Cơ cấu dân số là gì? đã được giải thích ở nội dung trên, tình hình cơ cấu dân số Việt Nam như sau:
– Tính đến tháng 7/2018 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc, dân số hiện tại của nước ta là 96.535.399 người, chiếm 1,27% dân số thế giới.
– Độ tuổi trung bình ở nước ta 31 tuổi.
– Tỷ trọng dân số từ 15-64 tuổi chiếm 68,0% (giảm 1,1 điểm phần trăm so với năm 2009), tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi và từ 65 tuổi trở lên chiếm lần lượt là 24,3% và 7,7%. Như vậy, Việt Nam đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” khi mà cứ một người phụ thuộc thì có hai người trong độ tuổi lao động.
– Cơ cấu dân số Việt Nam đang là cơ cấu dân số vàng, cần phải tận dụng và phát triển lợi thế này hơn nữa trong việc xây dựng nhân lực phát triển đất nước.
– Quy mô dân số ngày càng tăng: Theo kết quả TĐT năm 2019, tính tới 0 giờ ngày 01/4/2019, tổng số dân của Việt Nam là 96.208.984 người. Trong đó, dân số nam là 47.881.061 người, chiếm 49,8%; dân số nữ là 48.327.923 người, chiếm 50,2%. Việt Nam là quốc gia đông dân thứ ba trong khu vực Đông Nam Á.
– Mật độ dân số đứng thứ 3 Đông Nam Á: Kết quả TĐT năm 2019 cho thấy, mật độ dân số của Việt Nam là 290 người/km2, tăng 31 người/km2 so với năm 2009. Với kết quả này, Việt Nam là quốc gia có mật độ dân số đứng thứ ba trong khu vực Đông Nam Á.
– Phân bố dân cư không đồng đều: Dân số thành thị là 33.122.548 người, chiếm 34,4% tổng dân số cả nước; dân số nông thôn là 63.086.436 người, chiếm 65,6%.
– Già hóa dân số có xu hướng tăng: Theo xu hướng tỷ trọng của trẻ em dưới 15 tuổi giảm và tỷ trọng của dân số từ 60 tuổi trở lên tăng.