Dàn ý đoạn văn nghị luận xã hội 2023

Dàn ý đoạn văn nghị luận xã hội là một trong những bước khi viết đoạn văn nghị luận xã hội, là việc dùng những lý lẽ của mình để bàn bạc, thuyết phục người khác về những vấn đề mà mình đang nói đến. Những lý lẽ và dẫn chính được coi là bản chất quan trọng của nghị luận nhằm thuyết phục được người khác lắng nghe và bị thuyết phục bởi quan điểm, ý kiến của mình.

Dàn ý đoạn văn nghị luận xã hội là một trong những bước khi viết đoạn văn nghị luận xã hội, là việc dùng những lý lẽ của mình để bàn bạc, thuyết phục người khác về những vấn đề mà mình đang nói đến. Những lý lẽ và dẫn chính được coi là bản chất quan trọng của nghị luận nhằm thuyết phục được người khác lắng nghe và bị thuyết phục bởi quan điểm, ý kiến của mình.

Nghị luận xã hội là gì?

Nghị luận xã hội là phương pháp nghị luận lấy đề tài từ các lĩnh vực xã hội, chính trị, đạo đức làm nội dung bàn bạc làm sáng tỏ cái đúng – sai, tốt – xấu của vấn đề được nêu ra. Từ đó, đưa ra một cách hiểu thấu đáo về vấn đề nghị luận cũng như vận dụng nó vào trong đời sống.

Đề tài của dạng bài nghị luận xã hội cũng hết sức rộng mở, nó gồm tất cả những vấn đề về tư tưởng, đạo lí, một lối sống đẹp, một hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực trong cuộc sống hàng ngày, vấn đề thiên nhiên môi trường, vấn đề hội nhập, toàn cầu hoá…

Nghị luận xã hội có 2 dạng:

– Nghị luận về 1 vấn đề tư tưởng, đạo lí, tục ngữ, danh ngôn, lời hay, ý đẹp

– Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong xã hội.

Khi viết văn nghị luận xã hội cần lưu ý một số vấn đề như sau:

– Phát huy mọi loại kiến thức, trong nhà trường cũng như trong cuộc sống để so sánh, phát triển, vận dụng vào bài viết sao cho phong phú, sâu sắc, đầy đủ, cô đúc nhất.

– Phải chủ động, mạnh dạn trong khi viết bài, vì không giống với nghị luận văn học, nói chung người viết có thể dựa vào bài học có sẵn, hoặc được thầy cô giáo hướng dẫn, bài nghị luận xã hội hoàn toàn buộc người viết phải chủ động đề xuất chính kiến của mình, có thể đúng hay chưa đúng, được số đông chấp nhận hay không chấp nhận, miễn là nó thuyết phục được người đọc bằng những lí lẽ xác đáng.

Trước khi tìm hiểu về cách lập Dàn ý đoạn văn nghị luận xã hội thì cần hiểu được khái niệm nghị luận xã hội như đã giải thích ở trên.

Cách lập dàn ý đoạn văn nghị luận xã hội

Để lập Dàn ý đoạn văn nghị luận xã hội trước hết ta cần nắm được cấu trúc 3 phần của một đoạn văn nghị luận xã hội. Đoạn văn nghị luận xã hội có dàn bài chung như sau:

– Phần mở đoạn: Giới thiệu sơ lược về nội dung vấn đề xã hội hay tư tưởng đạo lí cần bàn luận

– Phần thân đoạn:

+ Trước hết, ta cần giải thích các từ ngữ trọng tâm trong đề bài.

+ Nêu luận điểm chính về vấn đề xã hội hay tư tưởng đạo lí đó.

+ Mở rộng vấn đề xã hội hay tư tưởng đạo lí với những góc nhìn sâu hơn hoặc ta đặt ra những giả thiết ngược lại đối với vấn đề đó.

– Phần kết đoạn: Khẳng định lại luận điểm chính, rút ra bài học cho bản thân, gia đình cũng như đối với xã hội.

Các thao tác lập luận trong văn nghị luận xã hội

Thông thường, trong các đoạn văn nghị luận xã hội, thường sử dụng các thao tác lập luận sau:

– Thao tác lập luận giải thích

+ Trong văn nghị luận, giải thích là “dùng lí lẽ để giảng giải, cắt nghĩa giúp người đọc, người nghe hiểu rõ một hiện tượng, một vấn đề nào đó”

+ Nhờ vậy, giải thích giúp nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm cho con người. Rèn kĩ năng giải thích là giúp học sinh biết cách vận dụng thao tác lập luận giải thích trong quá trình học tập bộ môn Ngữ văn, đặc biệt là trong các bài nói, bài viết, bài thi của học sinh giỏi.

– Thao tác lập luận phân tích:

+ Thao tác lập luận phân tích là chia nhỏ đối tượng thành các yếu tố bộ phận để xem xét nội dung, hình thức và mối quan hệ bên trong cũng như bên ngoài của chúng, rồi khái quát, phát hiện ra bản chất của đối tượng.

+ Bản chất của thao tác phân tích trong văn nghị luận là luôn gắn liền với tổng hợp.

+ Mục đích của thao tác phân tích là: làm rõ đặc điểm nội dung, hình thức, cấu trúc và các mối quan hệ bên trong, bên ngoài của đối tượng.

– Thao tác lập luận chứng min:

+ Là cách dùng dẫn chứng và lí lẽ để khẳng định về vấn đề đang bàn luận, giúp cho người nghe/ đọc tin vào điều mình đang nói.

+ Cách chứng minh: Xác định vấn đề chứng minh để tìm nguồn dẫn chứng phù hợp. Dẫn chứng phải phong phú, tiêu biểu, toàn diện sát hợp với vấn đề cần chứng minh, sắp xếp dẫn chứng phải logic, chặt chẽ và hợp lí.

– Thao tác lập luận bình luận

+ Bình luận là bàn bạc, nhận xét, đánh giá về một vấn đề.

+ Bình luận nhằm đề xuất và thuyết phục người nghe/ đọc tán đồng với nhận xét, ý kiến, đánh giá, quan điểm, bàn luận của mình về một hiện tượng/ vấn đề trong đời sống hoặc trong văn học nghệ thuật.

+ Yêu cầu khi bình luận: người bình luận phải: Trình bày rõ ràng, trung thực hiện tượng/ vấn đề được bình luận; Đề xuất và chứng tỏ được ý kiến nhận định, đánh giá của mình là xác đáng; Có những lời bàn luận sâu rộng về chủ đề bình luận, thể hiện rõ chủ kiến của mình.

– Thao tác lập luận so sánh

+ Mục đích của so sánh là làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác. So sánh đúng làm cho bài văn nghị luận sáng rõ, cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục.

+ Khi so sánh phải đặt các đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí mới thấy sự giống nhau và khác nhau giữa chúng đồng thời phải nêu rõ ý kiến, quan điểm của người viết/nói.

– Thao tác lập luận bác bỏ

+ Bác bỏ là dùng lí lẽ và dẫn chứng cụ thể để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác…từ đó, nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục người nghe/ đọc.

+ Có thể bác bỏ một luận điểm, luận cứ hoặc cách lập luận bằng cách nêu ra tác hại, chỉ ra nguyên nhân hoặc phân tích những khía cạnh sai lệch, thiếu chính xác..của luận điểm, luận cứ, lập luận ấy.

Cách viết đoạn văn nghị luận xã hội

Sau khi đã lập Dàn ý đoạn văn nghị luận xã hội thì sẽ tiến hành viết đoạn văn theo nội dung dàn ý.

– Nêu vấn đề (câu mở đoạn):

+ Dẫn dắt – giới thiệu vấn đề: Dẫn dắt từ câu nói hoặc trực tiếp nêu ngay vào đề tài yêu cầu. (thông thường là vấn đề đã cho trong nội dung phần Đọc hiểu).

+ Đánh giá khái quát vấn đề (tích cực, tiêu cực, ….)

– Triển khai vấn đề (đưa ra suy nghĩ – cách hiểu của em về đề tài nghị luận)

+ Giải thích các khái niệm liên quan.

+ Bàn luận về vấn đề: biểu hiện; tác dụng, ý nghĩa; phản đề hoặc mở rộng vấn đề dựa trên quan điểm cá nhân.

+ Đặt ra các câu hỏi vì sao, tại sao. Sau đó bình luận, chứng minh từng ý lớn, ý nhỏ, sắp xếp luận cứ một cách rõ ràng.

+ Lựa chọn dẫn chứng phù hợp, tiêu biểu, ngắn gọn, chính xác.

+ Rút ra bài học cho bản thân hoặc liên hệ tới các hiện tượng tác động trực tiếp hoặc tương tự với đề tài.

– Kết thúc vấn đề (tổng kết lại vấn đề)

+ Khẳng định ý nghĩa và tính thời sự của hiện tượng.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com