Em hiểu thế nào là công cha nghĩa mẹ? 2023

Công cha nghĩa mẹ là công sinh thành, dưỡng dục; ơn mang nặng đẻ đau và công ơn nuôi dưỡng, tình cảm yêu thương vô bờ bến mà cha mẹ dành cho con cái…

Trong các loại tình cảm thì tình yêu của cha mẹ dành cho con cái là thứ tình cảm cao quý và thiêng liêng nhất. Công ơn sinh thành của cha mẹ là vô bờ bến, không chỉ nuôi dạy ta khôn lớn nên người mà còn hy sinh tất cả vì con cái, là điểm tựa vững chải cho mỗi người con.

Em hiểu thế nào là công cha nghĩa mẹ?

– Công cha nghĩa mẹ:

+ Công: Những việc làm.

+ Nghĩa: Tình cảm.

Đó là công sinh thành, dưỡng dục; ơn mang nặng đẻ đau và công ơn nuôi dưỡng, tình cảm yêu thương vô bờ bến mà cha mẹ dành cho con cái.

Trong kho tàng ca dao, dân ca Việt Nam, có rất nhiều câu nói hay về chủ đề công cha nghĩa mẹ, ví dụ như:

Câu ca dao Công cha như núi ngất trời:

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Câu ca dao Công cha như núi Thái Sơn:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Ý nghĩa của câu ca dao Công cha nghĩa mẹ

– Hai câu thơ đầu:

“Núi Thái Sơn” là ngọn núi cao, đồ sộ vững chãi nhất ở Trung Quốc.

“Nước trong nguồn” là dòng nước tinh khiết nhất, mát lành nhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn.

– “Một lòng thờ mẹ kính cha/Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”: Lời nhắc nhở con người cần phải biết yêu thương, kính trọng cha mẹ, giữ trọn chữ “hiếu” mới phải đạo con.

=> Tình cha nghĩa mẹ to lớn không gì có thể thay thế bằng, cho dù đó là thiên nhiên kỳ vĩ. Từ đó, ông cha ta khuyên mỗi người chúng ta phải làm tròn chữ hiếu để bù đắp cho cha mẹ.

– Công lao của cha mẹ:

Cha mẹ có ơn sinh thành, chăm sóc và nuôi lớn mỗi người.

Cha mẹ bảo vệ, che chở và dạy dỗ con nên người.

Cha mẹ còn là điểm tựa tinh thần vững chắc cho mỗi đứa con.

– Đạo làm con:

Phải lễ phép, kính trọng cha mẹ.

Cố gắng học tập thật tốt, trở thành người có ích.

Yêu thương, giúp đỡ cha mẹ…

Xuất phát từ công lao đó, ông cha ta khuyên mỗi chúng ta phải làm tròn chữ hiếu để bù đắp lại công ơn trời biển của cha mẹ.

Dàn ý bài Công cha nghĩa mẹ

– Mở bài

Chúng ta ai cũng được cha mẹ sinh ra, chăm sóc, dạy dỗ. Có thể nói công lao mà cha mẹ dành cho chúng ta từ trước đến nay là rất lớn.

Dù là vậy nhưng chúng ta vẫn không biết làm cách gì để đền đáp công ơn ấy

– Thân bài

Giải thích sơ lược về câu ca dao

Bài ca dao được miêu tả qua những hình ảnh thiên nhiên, cần thiết đối với cuộc sống.

“Núi Thái Sơn” là ngọn núi cao, đồ sộ vững chãi nhất ở Trung Quốc.

“Nước trong nguồn” là dòng nước tinh khiết nhất, mát lành nhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn.

→ Tình cha nghĩa mẹ to lớn không gì có thể thay thế bằng, cho dù đó là thiên nhiên kì vĩ.

→ Từ câu ca dao, ông cha ta khuyên mỗi người chúng ta phải làm tròn chữ hiếu để bù đắp cho cha mẹ.

Phân tích ý nghĩa câu ca dao

– Nói về tình cảm cha mẹ dành con con cái:

Cha mẹ sinh ra, nuôi nấng, dạy dỗ từ khi vừa mới lọt lòng.

Cha mẹ là những tấm khiên bảo vệ cho con bới những tác động từ bên ngoài khi còn nhỏ.

Cha mẹ dạy ta phép lịch sự, dạy ta học, dạy ta biết cách làm người, dạy cho ta biết bao nhiêu điều hay lẽ phải.

→ Tạo lập niềm tin và nền móng vững chắc cho con vào ngưỡng cửa của cuộc đời

– Đạo làm con:

Phải lễ phép, kính trọng cha mẹ

Ngoan ngoãn, vâng lời, làm theo những lời cha mẹ dạy

Cố gắng học tập thật tốt và làm những việc để cha mẹ vui lòng.

→ Có như vậy mới tròn chữ “HIẾU”

– Quan niệm chữ hiếu hiện nay:

Nhiều học sinh hiện nay rất hỗn láo, thường xuyên cãi cha mắng mẹ

Các teen nữ thường ham chơi, không ở nhà phụ giúp cha mẹ

Họ nghĩ rằng điều cha mẹ làm với con cái như thế là lẽ đương nhiên, nhưng chúng ta nỡ lòng nào không quan tâm tới họ mỗi khi có việc.

→ Cha mẹ không bao giờ mong đợi chúng ta trả công nuôi dưỡng, nhưng chúng ta đã bao giờ biết quý trọng những sự hy sinh vô điều kiện này không.

Kết bài

Bài ca dao răn dạy chúng ta bài học bổ ích đó là hãy trân trọng những gì cha mẹ làm cho mình và hãy đền đáp lại những gì mình có thể làm được.

Liên hệ bản thân…

Giải thích câu ca dao Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Từ xưa đến nay, dân tộc ta vẫn luôn đề cao chữ “hiếu” đối với đạo đức con người. Vì vậy, ông cha ta vẫn thường dạy con cháu rằng “Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.

Câu ca dao được viết dưới dạng thể thơ lục bát, với vần điệu dễ thuộc, dễ nhớ. Trong đó, công lao của cha được ví với ngọn núi cao lớn, vững chãi vô cùng, không gì có thể vượt qua được. Còn tình mẹ được so sánh với dòng nước chảy từ trong nguồn sâu ra. Đó là dòng nước luôn đong đầy, chứa chan, không bao giờ khô cạn. Từ đó, gián tiếp khẳng định rằng công lao trời bể của cha và tình yêu thương ấm áp của mẹ là vô tận, là to lớn đến tận cùng.

Cha và mẹ là người đã sinh thành và nuôi dưỡng chúng ta từ khi mới lọt lòng. Biết bao vất vả, mệt nhọc cha mẹ đều gánh chịu chỉ mong sao con cái được ăn học thành tài. Cha thương con bằng cái yêu thương thầm lặng. Cha làm việc vất vả cả ngày lẫn đêm, để lo cho con đủ đầy. Mẹ thương con bằng cái thương dịu dàng, quan tâm đến từng bữa cơm giấc ngủ. Những lắng lo, chăm sóc và hi sinh ấy là vô điều kiện. Chúng đều xuất phát từ trái tim đong đầy tình yêu của cha và mẹ. Họ sẵn sàng đưa cho chúng ta tất cả, hi sinh mọi thứ của mình mà không cần lại hồi báo gì cả. Tình yêu thương ấy to lớn và vĩ đại đến vô cùng, cho chúng ta mặc sức nắm lấy không bao giờ cạn kiệt.

Qua hình ảnh đó, câu ca dao đã ca ngợi những người cha người mẹ bằng những hình ảnh tuyệt vời nhất, tốt đẹp nhất. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó. Từ sự ngợi ca, tôn vinh ấy, câu ca dao còn gián tiếp khuyên nhủ những người làm con phải biết yêu thương, kính trọng và báo đáp công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ mình. Cha mẹ đã yêu thương ta đến vậy, hi sinh vì ta đến vậy, thì tất nhiên ta không có bất kì lí do nào để chỉ nhận lấy một chiều cả. Bao đời nay, cũng hiển nhiên như tình cha nghĩa mẹ, thì người con cũng luôn trân trọng, yêu thương đấng sinh thành của mình. Điều đó thể hiện ở sự quyến luyến không rời, sự kính trọng và thương yêu. Thể hiện qua những hành động giúp đỡ bố mẹ công việc nhà, chăm chỉ học tập, rèn luyện… Và hơn hết, chỉ cần chúng ta lớn lên khỏe mạnh, hạnh phúc thì đã là điều tốt nhất mà cha mẹ luôn ngóng chờ rồi.

Dù vậy, hiện nay vẫn có một số bạn không hiểu được hoặc cố phớt lờ đi những tình cảm đáng quý của cha mẹ. Các bạn ấy hoàn toàn không thực hiện được đạo làm con mà cha ông vẫn dạy dỗ hằng ngày. Đó là những bạn nói trống không thiếu lịch sự với cha mẹ. Rồi ham chơi, lười biếng không chịu học tập khiến cha mẹ khổ tâm. Hay chẳng chịu phụ giúp bố mẹ công việc nhà. Dù ít hay nhiều, các bạn ấy đã khiến bố mẹ vất vả, buồn lo. Thật đáng trách. Mong sao, với sự dạy dỗ của cha mẹ, thầy cô, sự khuyên nhủ của bạn bè, các bạn ấy sẽ sớm nhận ra sai phạm của mình và sửa chữa.

Tình phụ mẫu vẫn luôn luôn nồng cháy, tuyệt vời đến như thế. Chẳng gì có thể to lớn hơn, thiêng liêng hơn như thế cả. Vì vậy, ông cha ta vẫn thường nói rằng:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Em hiểu thế nào là công cha nghĩa mẹ? Khách hàng quan tâm, có vướng mắc khác vui lòng phản hồi trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ được nhanh chóng, tận tình.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com