Môi trường khô hạn nhất ở đới nóng là? 2023

Môi trường khô hạn nhất ở đới nóng là Hoang mạc, hoang mạc là nơi có khí hậu hết sức khắc nghiệt và khô hạn, hoang mạc có ở hầu hết các châu lục và chiếm gần 1/3 diện tích đất nổi của Trái Đất, diện tích các hoang mạch đang ngày càng mở rộng.

Câu hỏi:

Môi trường khô hạn nhất ở đới nóng là?       

B. Nhiệt đới gió mùa.

C. Nhiệt đới.

D. Hoang mạc.

Đáp án đúng D.

Môi trường khô hạn nhất ở đới nóng là Hoang mạc, hoang mạc là nơi có khí hậu hết sức khắc nghiệt và khô hạn, hoang mạc có ở hầu hết các châu lục và chiếm gần 1/3 diện tích đất nổi của Trái Đất, diện tích các hoang mạch đang ngày càng mở rộng.

Giải thích lý do chọn đáp án đúng là D

– Môi trường khô hạn nhất ở đới nóng là hoang mạc, hoang mạc là nơi có khí hậu hết sức khắc nghiệt và khô hạn, hoang mạc có ở hầu hết các châu lục và chiếm gần 1/3 diện tích đất nổi của Trái Đất, diện tích các hoang mạch đang ngày càng mở rộng.

– Vị trí: Hoang mạc chiếm những diện tích rộng lớn ở châu Á, châu Phi, châu Mĩ và Ô-xtrây-li-a, phần lớn các hoang mạc nằm dọc theo 2 chí tuyến hoặc giữa đại lục Á- Âu.

– Đặc điểm nổi bật của các hoang mạc là tính chất vô cùng khô hạn vì lượng mưa trong năm rát thấp trong khi lượng bốc hơi lại rất lớn, có nơi nhiều năm liền không mưa hoặc mưa rơi chưa đến mặt đất đã bốc hơi hết.

– Ở hoang mạc sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm rất lớn, hơn nhiều so với sự chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa trong năm. Phần lớn bề mặt các hoang mạc bị sỏi đá hoặc cồn cát bao phủ, thực vật thiếu nước nên thưa thớt, cằn cỗi; động vật trong hoang mạc rất hiếm, phần lớn là bò sát và côn trùng.

– Dân cư sinh sống tập trung trên các ốc đảo nơi có mạch nước ngầm lộ ra.

– Sự thích nghi của thực vật, động vật với môi trường

+ Thực vật, động vật thích nghi với môi trường khô hạn khắc nghiệt bằng cách tự hạn chế sự mất hơi nước, tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể.

+ Thực vật: Một số lá biến thành gai hay lá bọc sáp, phần lớn có thân lùn, bộ rễ to và dài để hút nước dưới sâu, rút ngắn chu kì sinh trưởng. Ví dụ: cây xương rồng, bao báp…

+ Động vật: Ban ngay vùi mình trong cát, kiếm ăn ban đêm. Có khả năng chịu đói khát và đi xa tìm thức ăn nước uống. Ví dụ: lạc đà, linh dương,..

– Hoang mạch tuy khô khan, cát đá mênh ông nhưng con người vẫn sinh sống ở đó từ lâu đời. Hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc sống trong hoang mạc: chủ yếu là chăn nuôi du mục, ngoài ra còn trồng trọt trong các ốc đảo. Dân cư chủ yếu sinh sống trong các ốc đảo.

+ Chăn nuôi: Dê, cừu, lạc đà…

+ Trồng chà là, lúa mạch, rau đậu…trên các mảnh vườn nhỏ.

– Hoạt động kinh tế hiện đại: Ngày nay các tiến bộ về kĩ thuật khoan sâu giúp con người tiến vào và khai thác hoang mạc. Hoạt động du lịch cũng tương đối phát triển.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com