Chiến tranh chính nghĩa (just wars) là chiến tranh được tiến hành với mục đích phù hợp với luật pháp quốc tế và giá trị đạo đức nhân loại. Chiến tranh chống xâm lược và giải phóng dân tộc là chiến tranh chính nghĩa.
Chiến tranh là điều mà không ai muốn và luôn mang lại những đau thương cho mọi gia đình. Chiến tranh có các dạng là Chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa. Hãy cùng Phân biệt chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa qua nội dung bài viết dưới đây nhé.
Chiến tranh là gì?
– Chiến tranh là cuộc đấu tranh vũ trang có tổ chức giữa các đơn vị chính trị đối kháng và gây ra hậu quả đáng kể.
– Theo đó, chiến tranh sẽ không bao gồm những xung đột ở trong nội bộ, những cuộc cách mạng, các hoạt động du kích, các chiến dịch khủng bố, các cuộc khủng hoảng để dẫn tới xâm phạm đối với biên giới, những cuộc tấn công nhằm mục đích để trừng phạt hạn chế hay các cuộc đối đầu dai dẳng giữa các bên nhưng lại không leo thang thành đụng đầu quân sự trực tiếp.
– Chiến tranh có thể làm tăng hoặc giảm quyền lực của quốc gia trong quan hệ quốc tế. Sau chiến tranh, quốc gia bại trận thường bị suy giảm quyền lực, các nước thắng trận thường tăng quyền lực.
– Tuy nhiên, cũng có những trường hợp nước thắng trận bị suy giảm quyền lực bởi sự tàn phá trong chiến tranh và không hiếm các cuộc chiến tranh mà cả hai bên đều là kẻ thua cuộc.
– Chiến tranh có các đặc điểm như sau:
+ Là hiện tượng chính trị xã hội mang tính lịch sử.
+ Là hoạt động đấu tranh vũ trang (bạo lực vũ trang) có tổ chức.
+ Nhằm đạt được một mục đích chính trị nhất định.
Để có thể Phân biệt chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa cần hiểu được khái niệm chiến tranh như đã giải thích ở trên.
Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh
Muốn Phân biệt chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa cần nắm được nguyên nhân dẫn đến chiến tranh. Các cuộc chiến tranh trong lịch sử đã bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau.
– Nguyên nhân của chiến tranh thường do mâu thuẫn giữa các giai cấp, dân tộc, tôn giáo phát triển đến mức gay gắt nhất hoặc do mâu thuẫn trong nội bộ một dân tộc, tôn giáo.
– Chiến tranh là sự xung đột do từ mâu thuẫn ý thức giữa các tư tưởng khác nhau. Nguyên nhân của những mâu thuẫn này xuất phát từ tham vọng riêng của từng thực thể con người. Khi những tham vọng này đối chọi nhau đến mức độ căng thẳng cao độ thì chiến tranh xảy ra.
– Chỉ khi nào tồn tại 2 bên đối nghịch nhau thì chiến tranh mới bùng nổ. Những hình thức chiến tranh đi từ hình thức thô thiển như chiến tranh vũ trang đến thể loại chiến tranh vi tế như sử dụng văn hóa để công kích.
– Bắt nguồn từ các nguyên nhân mang tính cá nhân, quốc gia, hoặc hệ thống quốc tế.
– Hậu quả của chiến tranh không chỉ có sự hoang tàn mà còn có cả sự tiến bộ. Chiến tranh là thành phần không thể thiếu trong quá trình tiến hóa của tất cả các sinh vật, đoàn thể, tổ chức hầu đạt được mục tiêu sống còn và phát triển.
Phân biệt chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa
– Chiến tranh chính nghĩa (just wars) là chiến tranh được tiến hành với mục đích phù hợp với luật pháp quốc tế và giá trị đạo đức nhân loại. Chiến tranh chống xâm lược và giải phóng dân tộc là chiến tranh chính nghĩa.
– Chiến tranh phi nghĩa (unjust wars) là chiến tranh được tiến hành với mục đích trái với luật pháp quốc tế và giá trị đạo đức nhân loại. Chiến tranh đế quốc và chiến tranh xâm lược là chiến tranh phi nghĩa.
Phân biệt chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa dựa vào những tiêu chí sau đây:
Tiêu chí | Chiến tranh chính nghĩa | Chiến tranh phi nghĩa |
Mục đích | Bảo vệ hòa bình, giải phóng dân tộc | Lợi nhuận, mở rộng lãnh thổ, xâm chiếm các nước khác |
Chủ thể tiến hành | Từ các dân tộc bị áp bức | Từ các dân tộc không bị áp bức |
Nguyên nhân | Do bị các quốc gia khác đe dọa, xâm phạm nền hòa bình, độc lập dân tộc | Vì những mâu thuẫn không thể hòa giải, xuất phát từ lòng tham của giai cấp cầm quyền |
Loại hình | Chiến tranh vùng lên thoát khỏi ách đô hộ, xâm lược của quốc gia khác
Chiến tranh chống quân xâm lược |
Chiến tranh xâm lược |
Tính chất | Chính nghĩa | Phi nghĩa |
Kết quả | Một dân tộc, quốc gia được giải phóng | Một dân tộc, quốc gia bị xâm lược, đô hộ |
Sự đối lập giữa hòa bình và chiến tranh
– Hòa bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp pháp giữa các quốc gia – dân tộc, giữa người với người, là khát vọng của toàn nhân loại
+ Hòa bình là khát vọng và hạnh phúc của nhân loại. Hoà bình là sự chung sống hoà bình trong phạm vi một lãnh thổ, một quốc gia hoặc một cộng đồng lớn hơn, trong hoà bình vẫn có đấu tranh, đấu tranh để tồn tại, phát triển và nâng cao đời sống cộng đồng …
+ Trong suốt lịch sử, các nhà lãnh đạo đã sử dụng việc gìn giữ hòa bình và các biện pháp ngoại giao để thiết lập một loại hạn chế hành vi nhất định dẫn đến việc thiết lập hòa bình khu vực hoặc tăng trưởng kinh tế thông qua các hình thức thỏa thuận hoặc các hiệp ước hòa bình. Những hạn chế như vậy thường dẫn đến việc giảm xung đột, tăng tương tác kinh tế và từ đó tạo ra sự thịnh vượng.
+ Có thể khẳng định chắc chắn hòa bình là điều mà bất kỳ một người dân nào cũng mong muốn nhất và nếu có được thì đây chính là một điều hạnh phúc nhất mà bao nhiêu người mong ước nhưng không có được.
+ Với nền hòa bình đã giúp con người ngày nay có được cuộc sống giống như mong muốn. Thật sự ý nghĩa của hòa bình đối với cuộc sống nhân loại là điều không bao giờ phủ nhận được hoặc có thể nêu hết được.
– Chiến tranh là cuộc đấu tranh gay gắt giữa hai hay nhiều phe với nhau về quyền lực, lãnh thổ, ranh giới. Chiến tranh thường gây ra đổ máu, chết chóc, chết đói,… Chiến tranh lớn có thể gây ra sự hủy diệt cho toàn bộ Nhân loại.