Mặt mạnh của lao động Việt Nam là có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông – lâm – ngư – nghiệp, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật và chất lượng nguồn lao động đang ngày càng được cải thiện…
Câu hỏi: Thế mạnh của Lao Động Việt Nam là?
A. Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp.
C. Chất lượng nguồn lao động đang được cải thiện.
D. Cả A, B, C, đều đúng.
Đáp án đúng: D
Thế mạnh của Lao Động Việt Nam là Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp; Có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật, Chất lượng nguồn lao động đang được cải thiện.
Lý giải việc chọn đáp án đúng D là do:
– Về thế mạnh: Mặt mạnh của lao động Việt Nam là có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông – lâm – ngư – nghiệp, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật và chất lượng nguồn lao động đang ngày càng được cải thiện, cụ thể:
Nguồn lao động nước ta rất dồi dào với hơn 42 triệu người chiếm hơn 1 nửa dân số. Trung bình mỗi năm nước ta có thêm khoảng 1 triệu nguồn lao động mới.
Tính chất của lao động nước ta là chăm chỉ, cần cù, chịu khó, có kinh nghiệm sản xuất và có khả năng tiếp thu những khoa học kĩ thuật mới.
Chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao nhờ những thành tựu trong phát triển văn hóa, giáo dục và y tế. Hiện nay có 10 triệu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm 25% lực lượng lao động, trong đó có khoảng 5,3% có trình độ CĐ, ĐH và trên ĐH.
– Về hạn chế:
Nước ta còn là nước nông nghiệp, nền kinh tế còn lạc hậu chưa có nhiều kĩ thuật lao động. Nhiều lao động chưa được qua đào tạo dẫn đến chất lượng và thành quả làm việc còn thấp và kém hiệu quả.
Những cán bộ, công nhân lành nghề còn ít, công nhận kĩ thuật còn thiếu.
Nguồn lao động nước ta phân bố không đồng đều giữa các vùng dẫn đến sự phát triển kinh tế chênh lệch giữa các vùng và không có sự đồng đều. Đại bộ phận tập trung ở đồng bằng và hoạt động trong nông nghiệp. Lao động có trình độ tập trung ở các thành phố lớn, chiếm khoảng 37,7% (năm 1998), còn ở khu vực nông thôn thì lao động có trình độ kỹ thuật chỉ chiếm có 8%. Miền núi và cao nguyên thiếu lao động, nhất là lao động có kĩ thuật. Tất cả những điều này sẽ cản trở cho sự phát triển KT-XH theo hướng CNH-HĐH.