Trên Địa Cầu nước ta nằm ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Đông, tọa độ địa lý của một điểm được xác định là kinh độ và vĩ độ của điểm đó trên bản đồ hay quả Địa Cầu, khi nêu vĩ độ của một điểm cần chỉ rõ địa điểm đó nằm ở phía bác hay phía nam của Xích đạo.
Câu hỏi:
Trên Địa Cầu nước ta nằm ở?
B. Nửa cầu Nam và nửa cầu Đông.
C. Nửa cầu Bắc và nửa cầu Đông.
D. Nửa cầu Nam và nửa cầu Tây.
Đáp án đúng C.
Trên Địa Cầu nước ta nằm ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Đông, tọa độ địa lý của một điểm được xác định là kinh độ và vĩ độ của điểm đó trên bản đồ hay quả Địa Cầu, khi nêu vĩ độ của một điểm cần chỉ rõ địa điểm đó nằm ở phía bác hay phía nam của Xích đạo.
Giải thích lý do chọn đáp án đúng là C
– Nước ta nằm ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Đông. Giới hạn: Điểm cực Bắc ở vĩ độ 23o23’B. Điểm cực Nam ở vĩ độ 8o34’B. Điểm cực Tây ở kinh độ 102o09’Đ. Điểm cực Đông ở kinh độ 109o24’Đ.
– Một năm có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô, nước ta không bị hoang mạc và bán hoang mạc như một số nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và châu Phi.
– Nhờ nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, lượng mưa dồi dào nên thực vật phát triển xanh tốt quanh năm. Đặc biệt vị trí đó lại là nơi hội tụ của các hệ thực vật Ấn – Miến từ tây sang và Mã Lai – Inđônexia từ phía nam tới.
– Bờ biển nước ta dài, có nhiều vũng, vịnh. Ngoài biển lại có nhiều đảo và quần đảo. Thềm lục địa chứa nhiều tài nguyên (khoáng sản, hải sản) có giá trị. Ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền. Tuy nhiên, hàng năm cũng có nhiều cơn bão gây tác hại cho sản xuất và sinh hoạt.
– Tọa độ địa lý của một điểm được xác định là kinh độ và vĩ độ của điểm đó trên bản đồ hay quả Địa Cầu. Khi nêu vĩ độ của một điểm cần chỉ rõ địa điểm đó nằm ở phía bác hay phía nam của Xích đạo.
– Kinh tuyến là những nửa đường tròn nối hai cực trên bề mặt quả Địa cầu.
– Vĩ tuyến là những vòng tròn bao quanh quả Địa cầu và vuông góc với các kinh tuyến.
– Kinh tuyến gốc là đường đi qua đài thiên văn Grin – Uýt ở ngoại ô Luân Đôn – thủ đô nước Anh (đánh số độ là 0o).
+ Dựa vào kinh tuyến gốc (kinh tuyến 0°) và kinh tuyến 180° đối diện để nhận biết kinh tuyến đông, kinh tuyến tây.
+ Dựa vào vĩ tuyến gốc (Xích đạo) để biết vĩ tuyến bắc, vĩ tuyến nam.
+ Các kinh tuyến có độ dài bằng nhau. Các vĩ tuyến có độ dài khác nhau.
– Kinh độ của một điểm là số độ chỉ khoảng cách từ kinh tuyến đi qua điểm đó tới kinh tuyến gốc.
– Vĩ độ của một điểm là số độ chỉ khoảng cách từ vĩ tuyến đi qua địa điểm đó đến vĩ tuyến gốc.
– Tọa độ địa lí của một điểm là nơi giao nhau giữa kinh độ và vĩ độ của điểm đó.