Trong bài viết này chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi: Vì sao nói toàn cầu hóa vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển?
Quá trình toàn cầu hóa là quá trình tạo ra vô vàn những cơ hội cho sự phát triển kinh tế không chỉ với Việt Nam nói riêng mà đối với các nước đang phát triển nói chung, các yếu tố trong quá trình toàn cầu hóa sẽ là bước đà để cho các nước vượt lên về kinh tế cũng đồng thời phát triển các giá trị khác của xã hội. Vậy Vì sao nói toàn cầu hóa vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển?
Toàn cầu hóa là gì?
Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế… trên quy mô toàn cầu. Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại hay “tự do thương mại” nói riêng. Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương mại, kỹ thuật, công nghệ, thông tin, văn hóa.
Xét về bản chất, toàn cầu hoá là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới
Vì sao nói toàn cầu hóa vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển?
Toàn cầu hóa là thời cơ đối với các nước đang phát triển:
– Xu thế chung của thế giới là hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển.
– Các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển và lấy kinh tế làm trọng điểm, cùng sự tăng trưởng hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực và quốc tế.
– Các nước đang phát triển có thể khai thác các nguồn vốn đầu tư, kĩ thuật công nghệ và kinh nghiệm quản lí từ bên ngoài, nhất là các tiến bộ khoa học-kĩ thuật để có thể: “đi tắt đón đầu” rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước…
– Tự do hóa thương mại mở rộng, hàng rào thuế quan giữa các nước bị bãi bỏ hoặc giảm xuống, hàng hóa có điều kiện lưu thông rộng rãi.
– Các nước thực hiện chủ trương đa phương hóa quan hệ quốc tế, chủ động khai thác các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của các nước khác.
Như thế, bối cảnh chung của thế giới là có nhiều cơ hội và thuận lợi cho các nước trong công cuộc phát triển đất nước. Vấn đề là có tầm nhìn và nắm bắt kịp thời, không bỏ lỡ thời cơ.
Toàn cầu hóa là thách thức đối với các nước đang phát triển:
– Các nước đang phát triển cần nhận thức đầy đủ sự cần thiết tất yếu và tìm kiếm con đường, cách thức hợp lí nhất trong quá trình hội nhập quốc tế-phát huy thế mạnh: hạn chế với mức thấp nhất những rủi ro, bất lợi và cả sai lầm; có những bước đi thích hợp, kịp thời.
– Phần lớn các nước đang phát triển đều từ điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí thấp, nguồn nhân lực đào tạo có chất lượng còn nhiều hạn chế.
– Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới và các quan hệ kinh tế quốc dân còn nhiều bất bình đẳng, gây nhiều thiệt hại đối với các nước đang phát triển.
– Vấn đề sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay.
– Vấn đề giữ gìn, bảo vệ bản sắc bản sắc văn hóa dân tộc, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại…
Ý nghĩa của toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa có ý nghĩa như sau:
– Sự hình thành nên một ngôi làng toàn cầu — dưới tác động của những tiến bộ trong lĩnh vực tin học và viễn thông, quan hệ giữa các khu vực trên thế giới ngày càng gần gũi hơn, cộng với sự gia tăng không ngừng về các trao đổi ở mức độ cá nhân và sự hiểu biết lẫn nhau cũng như tình hữu nghị giữa các “công dân thế giới”, dẫn tới một nền văn minh toàn cầu.
– Toàn cầu hoá kinh tế — “thương mại tự do” và sự gia tăng về quan hệ giữa các thành viên của một ngành công nghiệp ở các khu vực khác nhau trên thế giới (toàn cầu hoá một nền kinh tế) ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia trong phạm vi kinh tế. Xem bài nói riêng về toàn cầu hoá kinh tế.
– Tác động tiêu cực của các tập toàn đa quốc gia tìm kiếm lợi nhuận — việc sử dụng các phương tiện luật lệ và tài chính mạnh mẽ và tinh vi để vượt qua giới hạn của các tiêu chuẩn và luật pháp địa phương hòng lợi dụng nhân công và dịch vụ của các vùng phát triển chưa đồng đều lẫn nhau.
– Sự lan rộng của chủ nghĩa tư bản từ các quốc gia phát triển sang các quốc gia đang phát triển.
Thời cơ và thách thức của toàn cầu hóa đến Việt Nam
Toàn cầu hóa tạo nên lợi thế về sự tự do thương mại, hàng rào thuế quan được gỡ bỏ hoặc giảm xuống, hàng hóa được lưu thông rộng rãi hơn. Trong qua trình toàn cầu hóa, Việt Nam có những thời cơ và thách thức như sau:
– Thời cơ: Tạo điều kiện cho sự hợp tác, tham gia các liên minh kinh tế,chiếm lĩnh thị trường, tiếp thu thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến, tận dụng nguồn vốn, học tập kinh nghiệm quản lí….
– Thách thức: Phải cố gắng rất lớn trong cạnh tranh về kinh tế, nếu bở lỡ thời cơ sẽ bị tụt hậu rất xa, phải giữ gìn bản sắc dân tộc và độc lập tự chủ của quốc gia
Trên đây là nội dung bài viết Vì sao nói toàn cầu hóa vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển? Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.