Từ ngữ địa phương là loại từ ngữ đực sử dụng chỉ ở bộ phận một hoặc một số địa phương nhất định, nếu nói từ ngữ của địa phương thì có thể người dân của địa phương khác sẽ không hiểu vì nó không được dùng phổ biến trong toàn dân.
Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội là nội dung kiến thức thuộc chương trình Ngữ văn lớp 8. Nội dung bài viết sau sẽ hướng dẫn Viết đoạn văn có sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
Từ ngữ địa phương là gì?
Từ ngữ địa phương là loại từ ngữ đực sử dụng chỉ ở bộ phận một hoặc một số địa phương nhất định, nếu nói từ ngữ của địa phương thì có thể người dân của địa phương khác sẽ không hiểu vì nó không được dùng phổ biến trong toàn dân.
– Căn cứ vào phạm vi sử dụng, người ta chia thành nhiều lớp từ khác nhau, trong đó có từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương. Từ ngữ toàn dân là từ ngữ được toàn dân sử dụng một cách thống nhất.Từ ngữ địa phương là những từ ngữ chỉ được dùng trong phạm vi một hoặc một số địa phương nhất định.
– Từ địa phương Bắc Bộ: U (mẹ), giời (trời)…Từ địa phương Trung Bộ: mô (nào, chỗ nào), tê (kìa), răng (thế nào, sao), rứa (thế) , ..Từ địa phương Nam Bộ: heo (lợn), thơm (dứa), ghe (thuyền), …Con về tiền tuyến xa xôi
– Các kiểu từ ngữ địa phương
+ Từ ngữ địa phương tương ứng nghĩa với từ ngữ toàn dân:
Nam Bộ: Tô- bát, ghe – thuyền, cây viết – cây bút, …Nghệ Tĩnh: Bọ – cha, mô – đâu, tê -kìa, trốc – đầu, khau – gầu, tru – trâu, …
+ Từ địa phương chỉ những sự vật, hiện tượng chỉ có ở một hoặc một số địa phương (khi được sử dụng phổ biến sẽ gia nhập vốn từ toàn dân).
+ Nam Bộ: Sầu riêng, mãng vịt, mù uTrung Bộ: nhút, chẻo – nước mắm
+ Bắc Bộ: Thúng (đơn vị để đong thóc, gạo), …
– Nguyên nhân xuất hiện chủ yếu của từ ngữ địa phương là so sự phân hóa về dân cư, địa lý và hàng rào kinh tế, Ngoài ra sự phân hóa về mặt chính trị, xã hội cũng là một nhân tố khác tác động đến sự hình thành của phương ngữ,
Biệt ngữ xã hội là gì?
Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ chỉ được sứ dụng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
Tầng lớp xã hội có thể là vua quan trong triều đình phong kiến; tầng lớp thượng lưu, trung lưu trong xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám; những người buôn bán, lái xe, quân đội, học sinh sinh viên, những người chơi thể thao, những người cùng theo một tôn giáo, làm cùng một nghề,….
Muốn Viết đoạn văn có sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội thì cần hiểu được khái niệm từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội như đã giải thích ở trên.
Cách sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
Khi Viết đoạn văn có sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội cần nắm được cách sử dụng trong những trường hợp cụ thể.
– Sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội nhằm tăng giá trị biểu cảm, khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội cần phải chú ý đến tình huống giao tiếp.
– Từ ngữ địa phương hay biệt ngữ xã hội đều được sử dụng trong một hoàn cảnh khá hẹp, chúng không được sử dụng phổ biến nhiều như từ ngữ toàn dân. Vì vậy để tránh bị hiểu nhầm hoặc gây khó hiểu cho người khác thì cần sử dụng chúng một cách phù hợp.
Đoạn văn có sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội- Mẫu 1
Là một học sinh chắc chắn chúng ta sẽ phải trải qua rất nhiều kì thi cam go. Để đạt được điểm cao thì mỗi học sinh sẽ cần phải rèn luyện, học tập mỗi ngày mới có được những thành quả tốt
Nhưng không ít những bạn được những điểm ” ngỗng” những điểm xấu vì lười học, chểnh mảng trong việc học, khiến cho ba má phải buồn lòng. Vì vậy hãy là con ngoan trò giỏi để không phụ lòng thầy cô và ba má.
– Từ ngữ địa phương được sử dụng trong đoạn văn: Ba má
– Biệt ngữ xã hội được sử dụng trong đoạn văn: Điểm Ngỗng.
Đoạn văn có sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội- Mẫu 2
Lũ chúng tôi hồi hộp vô cùng khi biết hôm nay là ngày báo điểm thi học kì. Đề thi lần này tương đối khó và nó có ảnh hưởng khá nhiều đến việc xét danh hiệu học sinh và xét tuyển đại học của chúng tôi.
Những đứa trúng tủ thì ung dung khoan khoái, còn những đứa lệch tủ thì bồn chồn, lo lắng, day dứt. Tôi không có nhiều tâm trạng để lo cho điểm số lần này vì má tôi đang ốm nặng và đang nằm viện. Dạo gần đây, sức khỏe má khá yếu, tôi và chị thường xuyên thay phiên nhau chăm sóc má và thu dọn chuyện nhà cửa, chăm sóc đàn heo.
Đang suy nghĩ mông lung về những câu chuyện trong gia đình, chợt tiếng thằng Phát bảo tôi:
– Mày kì này được 8 điểm, cầm chắc học sinh tiên tiến rồi nhé!
Tôi vui mừng khôn xiết, cứ nghĩ pha lệch tủ này tôi sẽ trượt danh hiệu rồi. Thế là tôi đã đạt được mục tiêu đặt ra ở kì học này, tôi chỉ mong nhanh chóng hết giờ để chạy ngay đến chỗ má khoe với má để nhìn má phấn chấn hơn. Nhìn thấy nụ cười tươi trên khuôn mặt má, tôi mới nhận ra rằng, đôi lúc hạnh phúc đến từ những thứ thật đơn giản và mộc mạc không phải ở đâu xa.
– Từ ngữ địa phương được sử dụng trong đoạn văn: Má, heo.
– Biệt ngữ xã hội được sử dụng trong đoạn văn: Trúng tủ, lệch tủ.
Đoạn văn có sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội- Mẫu 3
Những chiếc lá bên thềm rơi xào xạc ,chợt nhận ra thu đang thỏ thẻ trở về. Cái ngày này năm ngoái vẫn mưa tuôn xối xả, nắng hè vẫn làm cho những chú ve kêu râm ran, năm nay thời tiết trái chiều như đang dóng lên hồi chuông cảnh báo mùa mưa lũ bất thường.
Mấy cô cậu chuồn chuồn cứ ve vẩy giữa sân trường đòi được du lịch một chuyến giữa ban trưa đây chăng, còn ông mặt trời thì lờ đờ gửi chùm nắng nhạt cho nhân gian, bắp đã chín vàng.
– Từ ngữ địa phương: Bắp