Ca dao tục ngữ về siêng năng kiên trì 2023

Siêng năng, kiên trì giúp con người thành công trong công việc, học tập và cuộc sống. Ca dao tục ngữ về siêng năng kiên trì như sau

Con người muốn tồn tại, phải siêng năng, kiên trì lao động để làm ra của cải, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.Nếu không chịu khó, kiên trì trong lao động thì sẽ đói nghèo, trở thành kẻ ăn bám gia đình và xã hội. Siêng năng kiên trì là một đức tính tốt của con người, đó là điều mà từ xa xưa ông cha ta luôn dạy. Sau đây sẽ là những câu Ca dao tục ngữ về siêng năng kiên trì.

Ca dao tục ngữ về siêng năng kiên trì

Sau đây là một số câu thành ngữ, ca dao tục ngữ về siêng năng kiên trì

– Có chí thì nên.

– Thua keo này bày keo khác.

– Người có chí thì nên, nhà có nền thì vững.

– Ai đội đá mà sống ở đời.

– Cần cù bù thông minh.

– Có cứng mới đứng được đầu gió.

– Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.

– Có công mài sắt có ngày nên kim.

– Không vào hang hổ, sao bắt được hổ.

– Mưu cao chẳng bằng chí dày.

– Dù ai nói ngả nói nghiêng, lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

– Năng nhặt chặt bị.

– Hay làm đắp ấm vào thân.

– Bới đất nhặt cỏ.

– Luyện mới thành tài, miệt mài tất giỏi.

– Có chí làm quan, có có gan làm giàu.

– Làm ruộng ăn cơm nằm, chăn tằm ăn cơm đứng.

– Một nắng hai sương.

– Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.

–  Ai ơi giữ chí cho bền
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.

– Chớ thấy sóng cả mà vã tay chèo.

– Non cao cũng có đường trèo
Những bệnh hiểm nghèo có thuốc thần tiên.

– Hãy cho bền chí câu cua,
Dù ai câu chạch câu rùa mặc ai.

– Trời nào có phụ ai đâu
Hay làm thì giàu, có chí thì nên.

– Ngọc kia chuốt mãi cũng tròn,
Sắt kia mài mãi cũng còn nên kim.

– Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

– Kiến tha lâu cũng đầy tổ.

– Đi lâu xa đâu cũng tới.

– Trăm bó đuốc cũng vớ được con ếch.

– Có cứng mới đứng được đầu gió.

– Lười biếng chẳng ai thiết, siêng việc ai cũng mời.

– Cần cù bù thông minh.

– Ngồi dưng ăn hoang, mỏ vàng cũng cạn.

– Mảng lo khó, bó không chặt.

– Muốn ăn thì lăn vào bếp, muốn chết thì lết vào săng.

Siêng năng kiên trì là gì?

Siêng năng thể hiện sự cần cù, tự giác, miệt mài trong công việc, làm việc một cách thường xuyên, đều dặn, không tiếc công sức. Kiên trì là quyết tâm làm đến cùng, không bỏ dở giữa chừng mặc dù có khó khăn, gian khổ hoặc trở ngại.

Trái với siêng năng là lười biếng, sống dựa dẫm, ỉ lại ăn bám. Trái với kiên trì là nản lòng, chóng chán.

Biểu hiện của siêng năng kiên trì

Biểu hiện của siêng năng kiên trì có thể được tìm thấy trong nhiều khía cạnh của đời sống con người:

– Biểu hiện của siêng năng kiên trì trong học tập: Hoàn thành bài tập về nhà và các bài tập giáo viên giao, không nản lòng khi gặp những bài khó, tự tìm tòi các bài tập để rèn luyện kĩ năng của mình.

– Biểu hiện của siêng năng kiên trì trong lao động: Hoàn thành các nhiệm vụ được giao, không bỏ cuộc giữa chừng, cố gắng làm tốt những công việc trong phạm vi của mình.

Tấm gương về tính siêng năng kiên trì

Trong số những người có sức ảnh hưởng đến các bạn trẻ, chúng ta có thể nhớ đến một nhân vật nổi tiếng với lòng siêng năng, kiên trì, vượt lên hoàn cảnh, cho dù bị liệt cả 2 tay nhưng vẫn có thể viết đẹp và trở thành một thầy giáo. Đó chính là thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký.

Năm lên 4 tuổi, cậu bé Nguyễn Ngọc Ký gặp cơn bạo bệnh và bị liệt cả hai tay. Bản thân ông và gia đình đều rất buồn và xót xa. Tuy vậy, Nguyễn Ngọc Ký vẫn nuôi ước mơ được đi học như chúng bạn cùng trang lứa.

Năm lên 7 tuổi, cậu bé Ký lân la đến trường, đứng ngoài nghe cô giáo giảng bài, xem các bạn học. Về nhà, cậu bắt đầu hì hụi tập viết bằng … chân. Thời gian đầu việc tập viết với Ký quả như cực hình. Dần dần Ký viết được chữ O, chữ V… Không những thế, Ký còn vẽ được hình bằng thước và com-pa, làm được lồng chim để chơi… Nhờ sự cố gắng tuyệt vời đó, cậu đã được đi học và học rất giỏi. Năm 1962, Nguyễn Ngọc Ký được Bác Hồ tặng Huy hiệu cao quý của Người. Năm 1963, Ký tham dự kì thi chọn học sinh giỏi Toán toàn quốc và xuất sắc đứng thứ 5. Cậu lại được Bác Hồ tặng Huy hiệu cao quý lần thứ 2.

Lên cấp III, theo lời động viên của bạn bè khắp nơi trên cả nước, Nguyễn Ngọc Ký đã chọn ngành Văn. Năm 1966, ông nhận được giấy báo nhập học ngành Ngữ Văn của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Trong 4 năm học Đại học, dù bệnh tật luôn đe dọa tính mạng, song Nguyễn Ngọc Ký vẫn miệt mài đèn sách.

Cho dù số phận không mỉm cười và thiên vị mình nhưng Nguyễn Ngọc Ký đã dùng sự siêng năng, kiên trì của bản thân để chống lại những điều khó khăn. Người ta tập viết bằng tay đã gặp những khó khăn, chán nản nhưng ông lại tập viết bằng 2 chân, phải bỏ sức ra luyện tập hơn người khác hàng chục lần. Tuy là vậy nhưng ông chưa bao giờ có ý nghĩ sẽ từ bỏ con đường học tập của bản thân. Cuối cùng trở thành người thầy giáo, tấm gương sáng ngời cho các bạn trẻ học tập và noi theo.

Trên đây là nội dung bài viết Ca dao tục ngữ về siêng năng kiên trì, cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com