Chữ quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào? 2023

Chữ Quốc ngữ là hệ chữ viết chính thức (de facto) hiện nay của tiếng Việt ta; là bộ chữ sử dụng các ký tự Latinh, dựa trên các bảng chữ cái của nhóm ngôn ngữ Rôman, đặc biệt là bảng chữ cái của Bồ Đào Nha, với các loại dấu phụ chủ yếu từ bảng chữ cái của Hy Lạp.

Chữ Quốc ngữ là hệ chữ viết chính thức (de facto) hiện nay của tiếng Việt ta; là bộ chữ sử dụng các ký tự Latinh, dựa trên các bảng chữ cái của nhóm ngôn ngữ Rôman…

Chữ quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào?

Trong khoảng thời gian từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVII, các thương buôn của Bồ Đào Nha đã có mặt hầu như ở khắp nơi trên thế giới. Cùng theo bước chân của họ là những nhà truyền giáo, phần lớn đều là người Bồ và người Ý, tháp tùng việc truyền đạo ở những vùng đất mới trên thế giới.

heo thống kê của linh mục Đỗ Quang Chính thì trong số 145 vị giáo sĩ đến Đàng Trong để truyền giáo từ năm 1615 – 1788, có đến 74 người mang quốc tịch Bồ Đào Nha và 30 người mang quốc tịch Ý.

Dòng Tên (Jesu) của đạo Thiên Chúa chính là các tu đi truyền đạo ở thời kỳ ấy. Theo luật của dòng đạo này thì mỗi khi đến một vùng đất mới các tu sĩ phải học tiếng địa phương. Với những tài năng riêng của từng người, họ đã Latin hóa tiếng nói và chữ viết địa phương của các vùng đất mới để những người theo đạo có thể đọc và hiểu được những kinh sách của đạo.

Loại chữ Latinh này sẽ được truyền lại cho các giáo sĩ đến sau. Đây chính là phương thức mà họ đã thực hiện ở rất nhiều nơi như Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Brasil,…. Trong thế kỷ XV và XVI trước khi đi đến Việt Nam. Riêng ở khu vực Viễn Đông, dòng tu này đã thiết lập một trụ sở lớn ở Macau để làm nơi đi và đến cho các giáo sĩ.

Đầu thế kỷ XVII, vào năm 1615, các giáo sĩ Dòng Tên đã đến Đàng Trong và lần đầu họ đã học tiếng Việt. Sau đó, các giáo sĩ này đã bắt tay vào việc Latinh hóa chữ Việt.

Tài liệu viết tay của vị giáo sĩ João Roiz (người Bồ Đào Nha) đã viết năm 1621, có các loại chữ quốc ngữ ban đầu như An Nam (Đàng Trong, vào thời điểm này nước ta chưa có vùng đất Nam Bộ), Cacham (Kẻ Chàm, sau này là Thanh Chiêm), Sinoa (xứ Hóa tức là Thuận Hóa), unsai (ông sãi), ungue (ông nghè),…

Còn những chữ Việt ở trong bản tường trình của Gapar Louis (quốc tịch Bồ Đào Nha) viết năm 1621 cũng đã có loại chữ ungué (ông nghè) và bancô (bàn cổ). Còn Cristoforo Borri (người Ý), tác giả của cuốn Xứ Đàng Trong, đến Đàng Trong cùng với Francesco de Pina để thành lập nơi trụ sở Nước Mặn (Bình Định) vào năm 1618. Trong tác phẩm viết vào năm 1621 đã có những loại chữ: Tunchim (Đông Kinh tức là Hà Nội), Ainam (Hải Nam), Lai (Lào), Quanguya (Quảng Nghĩa), kemoi (kẻ mọi, xứ mọi, Tây Nguyên), Quignin (Quy Nhơn), dàdèn lùt (đã đến lúc), chià (trà), nayre (nài), doij (đói), sayc kim (sách kinh), cò (có). Cũng vào năm 1621, giáo sĩ Bozumi đã viết các loại chữ: onsaij (ông sãi), Nuoecman (Nước Mặn), Quanghia (Quảng Nghĩa), da an nua (dạ ăn nữa),…

Như vậy, cho tới năm 1621, việc Latin hóa tiếng Việt vẫn còn chưa có dấu thanh. Tài liệu viết tay của vị giáo sĩ Antonio de Fontes, một học trò của Francesco de Pina, viết vào năm 1626 đã cho thấy sự xuất hiện dấu thanh. Dĩgcham (Dinh Chàm), Sinúa (xứ Hóa), Núocman (Nước Mặn), ondedóc (ông đề đốc); nhít la khấu, khấu la nhít (nhứt là không, không là nhứt).

Dựa vào di cảo của Pina vừa được tìm thấy ở Thư viện Hoàng gia Bồ Đào Nha vào giữa năm 2018 thì chữ quốc ngữ đã có dấu như ngày nay. Tài liệu này được trưng bày trong Hội thảo về chữ quốc ngữ diễn ra tại Lisbon vào tháng 7/2018.

Chữ Quốc ngữ là gì?

Chữ Quốc ngữ là hệ chữ viết chính thức (de facto) hiện nay của tiếng Việt ta; là bộ chữ sử dụng các ký tự Latinh, dựa trên các bảng chữ cái của nhóm ngôn ngữ Rôman, đặc biệt là bảng chữ cái của Bồ Đào Nha, với các loại dấu phụ chủ yếu từ bảng chữ cái của Hy Lạp.

Hiến pháp của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013, chương I Điều 5 Mục 3 đã ghi rõ: “Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt”, khẳng định tiếng Việt là Quốc ngữ của nước ta. Tuy nhiên, hiến pháp lại không đề cập đến “chữ viết quốc gia”, do các cải cách trong quá trình giáo dục đã để lại những sự khác nhau trong chính tả và phiên âm trong chữ viết. Điều đó dẫn đến chưa thể xây dựng được các quy tắc nhất quán được đồng thuận về chữ quốc ngữ ở trong cộng đồng sử dụng tiếng Việt.

Tên gọi “chữ quốc ngữ” đã được dùng để chỉ chữ quốc ngữ Latinh lần đầu tiên sử dụng vào năm 1867 ở trên Gia Định báo. Tiền thân của tên gọi này là chữ Tây quốc ngữ. Về sau từ Tây đã bị lược bỏ đi, chỉ còn là chữ quốc ngữ; còn tên gọi chữ Tây lúc bấy giờ được chuyển sang để dùng cho chữ Pháp. Quốc ngữ là ngôn ngữ quốc gia của nước Việt Nam. Nếu không có từ bổ nghĩa đi kèm theo cho từ quốc ngữ được dùng để chỉ một ngôn ngữ nào khác thì quốc ngữ được mặc định là chỉ tiếng Việt.

Lịch sử ra đời chữ quốc ngữ

Cho đến thế kỷ 17, tiếng Việt đã phong phú và trong sáng. Một số giáo sĩ phương Tây học tiếng Việt để phổ biến Kitô giáo ở Việt Nam. Họ dùng chữ cái Latinh ghi âm tiếng Việt.

Người Bồ Đào Nha đến Việt Nam từ đầu thế kỷ thứ 17. Họ thường đi lại buôn bán bằng đường biển và cư ngụ ở nhiều nơi, nhất là ở Hội An, hải cảng phồn thịnh thời ấy.

Tiếp theo thương nhân, Hội An lại tiếp nhận nhiều giáo sĩ Bồ Đào Nha sang truyền Thiên Chúa giáo. Họ học tiếng Á Đông rất nhanh.

Người biết tiếng Việt khá nhiều là Francesco de Pina. Ông cũng biết nhiều thứ tiếng châu Á khác và trở thành giáo sư của những tu sĩ đến sau.

Gaspar do Amaral và Antonio Barbosa, người Bồ Đào Nha, là hai giáo sĩ đã sáng tạo ra cách dùng chữ Latinh để ghi âm tiếng Việt mà sau này gọi là chữ quốc ngữ, từ năm 1638.

Ban đầu họ sáng tạo ra chữ Việt để dùng trong các giáo đoàn. Nhưng khi người Việt nắm bắt được lối viết này đã hiểu ngay đó là phương tiện tuyệt vời cho thông tin, giáo dục, và tiếp nhận ngay làm chữ của quốc gia.

Lịch sử phát triển của chữ quốc ngữ từ thế kỷ XX đến nay

Sang thế kỷ XX, chính phủ Đông Pháp giao cho Nha Học giảng dạy bằng chữ quốc ngữ ở Bắc Kỳ từ năm 1910. Cả nước bắt đầu cùng học chữ Quốc ngữ Latinh. Ngày 28 tháng 12 năm 1918, chính thức bãi bỏ khoa cử và chữ Quốc ngữ từ đó trở thành văn tự diễn đạt phổ biến ở Việt Nam. Việc theo học chữ Quốc ngữ thời đó không chỉ là phương tiện để đọc, để viết mà còn để vận động chính trị và vận mệnh dân tộc.

Nửa cuối thế kỷ XX bắt đầu diễn ra các chỉnh sửa chữ Quốc ngữ. Trong đó có việc sửa đổi chữ viết liên quan đến các cuộc cải cách về giáo dục của nước CHXHCN Việt Nam được thực hiện. Do lúc này có hơn 4 triệu người Việt đang ở nước ngoài, cùng với sự hay dở của việc cải cách giáo dục trong nước, dẫn đến các quan niệm và sử dụng chữ Quốc ngữ có sự khác nhau.

Từ những năm 1950 tại miền Bắc, chữ Quốc ngữ đã được giản lược bằng cách bỏ đi dấu gạch nối giữa các từ ghép và tên riêng, ví dụ như: tự-do thành tự do. Tuy nhiên điều đặc biệt là vào năm 1973 khi xây dựng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hà Nội, thì lại có yêu cầu dùng thêm dấu gạch nối trong dòng tên ở phía mặt chính là Hồ-Chí-Minh.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Chữ quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào? Khách hàng theo dõi bài viết, có vướng mắc khác vui lòng phản ánh trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ được nhanh chóng, tận tình.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com