Cốt truyện là một hệ thống cụ thể những sự kiện, biến cố, hành động trong tác phẩm tự sự và tác phẩm kịch thể hiện mối quan hệ qua lại giữa các tính cách trong một hoàn cảnh xã hội nhất định nhằm thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
Phần lớn các tác phẩm truyện đều sử dụng nhiều trí tưởng tượng, óc sáng tạo của tác giả trên cơ sở quan sát, tìm hiểu cuộc sống và thiên nhiên, có nhân vật, cốt truyện và lời kể. Cốt truyện là gì?
Cốt truyện là gì?
Cốt truyện là một hệ thống cụ thể những sự kiện, biến cố, hành động trong tác phẩm tự sự và tác phẩm kịch thể hiện mối quan hệ qua lại giữa các tính cách trong một hoàn cảnh xã hội nhất định nhằm thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
Cốt truyện hay còn gọi là cốt lõi khi tường thuật được sử dụng trong nhưng văn bản tường thuật. Đây có nghĩa là những văn bản tường thuật một câu chuyện lịch sử và hay vận động phát triển.
Trong một vấn đề luôn luôn phải có hai yếu tố song hành, cộng tác với nhau đó chính là cốt truyện và nhân vật. Từ đó tạo nên được sức hấp dẫn cho câu chuyện được thể hiện.
Những yếu tố cơ bản trong cốt truyện được tường thuật được cho một cấu trúc xác đinh nên chuỗi các sự kiện tái hiện.Chất lượng của sự kiện là nguyên nhân, hậu quả sự việc và các cách giải quyết hậu quả được tường thuật lại. Những yếu tố này phải có sự liên kết, hòa hợp với nhau đồng thời tạo những nên những mắt xích hay được hiểu là cao trào của câu chuyện.
Cơ sở của cốt truyện
Cốt truyện là gì? cơ sở của cốt truyện bao gồm cơ sở khách quan và cơ sở chủ quan.
– Cơ sở khách quan của cốt truyện
+ Là diễn ra các xung đột xã hội, nhà văn luôn luôn thể hiện dù trực tiếp hay gián tiếp những xung đột xã hội trong thời đại trong quá trình xây dựng tác phẩm. Chính vì vậy mà cốt truyện luôn luôn mang tính lịch sử cụ thể. Nó được quy định bởi nhiều điều kiện lịch sử, xã hội nhà văn đang sinh sống.
+ Cơ sở chung của mọi cốt truyện, xét đến cùng là những xung đột xã hội được khúc xạ qua các xung đột nhân cách nhưng sẽ sai lầm nếu đồng nhất xung đột xã hội với cốt truyện tác phẩm văn học.
– Cơ sở chủ quan của cốt truyện
+ Xung đột xã hội chỉ là cơ sở khách quan của cốt truyện. Chính vì vậy ta không nên thể hiện hay nhầm lẫn cốt truyện và xung đột xã hội là một.
+ Thông qua một cốt truyện cụ thể, nhà văn có thể khái quát những các xung đột xã hội. nhờ đó thể hiện được tình cảm, tâm hồn của nhà văn. Đồng thời đó chính là sự đánh giá chủ quan của tác giả trong cuộc sống.
+ Khi nói đến cốt truyện, cần chú ý rằng, đó luôn luôn là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ. Thông qua cốt truyện, nhà văn vừa khái quát những xung đột xã hội, vừa thể hiện tâm hồn, tình cảm và sự đánh giá chủ quan của họ đối với cuộc sống. Vì vậy, không thể bê nguyên xi những chuyện có thật ngoài cuộc đời vào tác phẩm.
Từ đó có thể tạo nên được một cốt truyện hay. Bên cạnh đó, một cốt truyện hay cần phải bao gồm cốt truyện chính và cốt truyện phụ.
Đặc điểm của cốt truyện
Cốt truyện là gì? đã được giải dáp ở nội dung trên theo đó cốt truyện có những đặc điểm như sau:
– Cốt truyện là phương tiện bộc lộ tính cách, bộc lộ mối quan hệ giữa các nhân vật. Mặt khác, cốt truyện bao gồm những sự kiện và mỗi sự kiện là một cột mốc nhằm khái quát những xung đột của đời sống xã hội.
– Thông qua cốt truyện, tác giả khái quát hóa những xung đột xã hội và loại bỏ những yếu tố ngẫu nhiên; đồng thời thể hiện tâm hồn, tình cảm của mình. Bài viết tập trung phân tích vai trò của cốt truyện trong một số loại hình nghệ thuật như: Truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, phim truyện điện ảnh…
– Cốt truyện không phải là yếu tố tất yếu của mọi loại tác phẩm văn học, với tác phẩm trữ tình thì thường không tồn tại cốt truyện.
– Cốt truyện thường gồm hai phương diện gắn bó hữu cơ: Vừa là phương tiện bộc lộ tính cách, vừa là phương tiện để nhà văn bộc lộ các xung đột xã hội.
– Cơ sở chung của mọi cốt truyện xét đến cùng là những xung xã hội được khúc xạ qua các xung đột nhân cách. Nhưng xung đột xã hội không phái là cốt truyện. Xung đột xã hội là cơ sở khách quan, là đối tượng nhận thức, phản ánh; còn cốt truyện là sản phẩm sáng tạo độc đáo của cá nhân nhà văn.
Các thành phần chính của cốt truyện
Cốt truyện là gì? Cốt truyện có thể được chia thành 5 phần chính:
– Phần trình bày: Đây là nơi nhân vật chính (hoặc thế giới của nhân vật chính) được giới thiệu với người đọc. Nó thiết lập những gì sẽ xảy ra trong phần còn lại của cuốn sách và giải thích nó sẽ xảy ra như thế nào.
– Phần thắt nút: Phần thắt nút là phần trung tâm của câu chuyện và nó nói về hành trình tìm kiếm ý nghĩa của nhân vật chính.
– Phần phát triển: Là phần câu chuyện diễn ra trước cao trào. Trong phần này, nhân vật chính có một vấn đề hoặc cần giải quyết một bí ẩn và có một số gợi ý được đưa ra cho họ. Đây có thể nói là đỉnh điểm của những xung đột trong tác phẩm phát triển một cách cao nhất. Và đây cũng là phần căng thẳng nhất trong truyện.
– Phần kết thúc: Nhằm giải quyết cụ thể quá trình phát triển và kết thúc mâu thuẫn như thế nào.
Cốt truyện không nhất thiết bao giờ cũng đầy đủ các thành phần như trên và cũng không nhất thiết phải trình bày theo một thứ tự sau trước như vậy. Có truyện không có mở đầu.
Có truyện dường như không có đỉnh điểm và mở nút như Miệt vườn xa lắm của Dạ Ngân, Bí mật giữa tôi và thằn lằn đen của Lý Lan. Lại có truyện mở đầu bằng cách đặt người đọc vào chính giữa dòng chảy của quá trình phát triển của truyện như Lá cờ thêu sáu chữ vàng, Huyền thoại biển, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ,…