Mở bài bếp lửa 2023

Bếp lửa là lời tâm sự của người cháu ở phương xa gửi đến người bà ở quê nhà, sử dụng hình ảnh bếp lửa, gợi nhớ về tuổi thơ sống bên bà, được bà lo toan, chăm sóc, tuy là một tuổi thơ thiếu thốn, gian khổ nhưng chưa bao giờ ít ấm áp.

Mỗi chúng ta sau khi lớn lên đã từng có không ít lần hoài niệm tuổi thơ của mình, và Bằng Việt cũng không phải ngoại lệ. Và ông đã thể hiện điều thông qua bài thơ bếp lửa. Qua bài thơ chúng ta có thể thấy được hình ảnh một cậu bé cùng người bà của mình tuy đơn sơ nhưng ấm áp. Để phân tích tác phẩm này, người viết phải có Mở bài Bếp lửa thật ấn tượng để dẫn dắt người đọc. Hãy cùng Luật LVN Group tìm hiểu nhé.

Khái niệm mở bài

Mở bài là đoạn giới thiệu vấn đề cần phân tích, miêu tả. Từ đó làm cơ sở cho phần thân bài và kết bài. Mở bài phải nêu đúng vấn đề cần đặt ra theo đúng yêu cầu của đề bài và chỉ cần nêu khái quát. Mở bài cần phải hay và cuốn hút để tạo không khí, tò mò cho người đọc tiếp các phần tiếp theo. Có hai dạng mở bài:

– Mở bài trực tiếp: Là dạng mở bài đi thẳng vào vấn đề. Yêu cầu đối với cách mở bài này là người viết phải có vốn từ và kiến thức chuẩn. Có như vậy thì cuốn hút được người đọc

– Mở bài gián tiếp: Là dạng mở bài sử dụng một ý kiến khác có liên quan để dẫn dắt đến vấn đề cần diễn đạt. Có 4 dạng mở bài gián tiếp: diễn dịch, quy nạp, tương liên, tương phản.

Bài thơ Bếp lửa

Bếp lửa là lời tâm sự của người cháu ở phương xa gửi đến người bà ở quê nhà. Sử dụng hình ảnh bếp lửa, gợi nhớ về tuổi thơ sống bên bà, được bà lo toan, chăm sóc. Tuy là một tuổi thơ thiếu thốn, gian khổ nhưng chưa bao giờ ít ấm áp. Bài thơ phác họa được tình cảm gia đình, tình yêu của người bà dành cho người cháu.

Khi ở phương xa nhớ về những hình ảnh của người bà ở quê, người cháu hiểu được phần nào về cuộc đời của bà, những lẽ sống giản dị mà cao quý của bà. Cuối cùng là lời nhắn nhủ niềm mong nhớ bà.

Hoàn cảnh ra đời bài thơ Bếp lửa

Bếp lửa là bài thơ của tác giả Bằng Việt. Được sáng tác vào năm 1963, vào lúc ông còn đang theo học ngành Luật ở nước ngoài. Đến năm 1968, Bếp lửa được đưa vào tập thơ Hương cây – Bếp lửa. Đây là tập đầu tay của ông với Lưu Quang Vũ.

Tác giả của bài thơ Bếp lửa

Bằng Việt (1941) tên thật là Nguyễn Việt Bằng, quê ở Hà Tây (Hà Nội ngày nay). Ông tốt nghiệp khoa pháp lý của Đại học Tổng hợp Kiev.

Bằng Việt bắt đầu sáng tác thơ vào những năm 60 và nhanh chóng trở thành một trong những nhà thơ tiêu biểu trong thời kì chống Mỹ. Bên cạnh nhà thơ, ông cũng giữ nhiều chức vụ trong Hội Nhà văn Việt Nam. Đặc biệt, ông chính là một trong những người sáng lập nên tờ báo văn nghệ Người Hà Nội.

Với nhiều đóng góp cho nền văn học nước nhà, Bằng Việt nhận được nhiều giải thưởng văn học trong nước và ngoài nước.

Cách Mở bài Bếp lửa

Với khái niệm đã phân tích cùng, Mở bài bếp lửa yêu cầu người viết phải giới thiệu được khái quát vấn đề mà đề bài yêu cầu. Cụ thể, khi căn cứ vào nội dung tác phẩm, người viết nên giới thiệu được cho người đọc hai yếu tố:

– Thứ nhất, tổng quát về tác giả của bài thơ – Bằng Việt

– Thứ hai, là những suy nghĩ của người cháu trai đối với người bà của mình. Cùng với đó chính là lòng biết ơn của bản thân đối với người bà, quê hương đất nước của người bà

Một số đoạn văn mẫu về mở bài bếp lửa

Mở bài 1: Bằng Việt chính là một trong những nhà thơ tiêu biểu trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. Các tác phẩm của ông không ít lần tạo nên những dấu ấn trong lòng người đọc. Sở dĩ như vậy bởi chính giọng văn được sử dụng mang tính tự sự, trữ tình riêng biệt.

Bài thơ “Bếp lửa” trong tập thơ Hương cây – Bếp lửa chính là một trong sáng tác xuất sắc nhất trong sự nghiệp văn học của ông. Tác phẩm đã khắc họa được ký ức về người bà trong những năm tháng xa quê hương đất nước.

Mở bài 2: Ai trong cuộc đời cũng chất chứa những kỉ niệm riêng của thời tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng. Những kỉ niệm ấy tuy là đơn sơ, là mộc mạc nhưng lại là điều thiêng liêng, đẹp đẽ của con người. Nó dường như đóng vai trò quan trọng và được mang trong suốt cuốn hành trình dài đằng đẵng của mỗi người.

Và Bằng Việt cũng vậy, cũng có những kỉ niệm riêng của thời tuổi thơ. Đó là những năm tháng sống bên người bà, cùng bà nhóm lên những bếp lửa thân thương. Và tuổi thơ đó được ông khắc họa rõ nét qua bài Bếp lửa.

Mở bài 3: Trong thời kỳ đất nước chống giặc ngoại xâm, biết bao nhiêu gia đình bị tan vỡ, biết bao nhiêu mất mát đau thương. Những điều đó đã đi sâu vào kí ức, tuổi thơ của không ít người.

Chính vì thế, những kí ức về người thân, gia đình dường như chính là những kỉ niệm đẹp nhất và không thể nào quên. Và đối với Bằng Việt, ký ức tuyệt đẹp đó là những năm tháng ở bên bà khi mà bố mẹ của ông đều đi đánh giặc. Tuy vậy nghèo khó, gian khổ nhưng ông chưa bao giờ phải chịu cô đơn, tủi nhục bởi vì sự ấm áp cùng tình yêu thương của bà.

Ông đã sáng tác bài thơ “Bếp lửa” để bày tỏ tình cảm của bản thân cũng như để nói rằng bếp lửa không chỉ là ấm lên tình cảm giữa bà cháu mà còn sưởi ấm cả một đời người.

Giá trị nghệ thuật của bài thơ

Bài thơ là sự kết hợp giữa nhiều phương thức biểu đạt như biểu cảm, tự sự, miêu tả,… Cùng với đó là sự sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với người bà, chính là sự thành công cho tác phẩm

Bài viết của Luật LVN Group đã hướng dẫn cho khách hàng Mở bài bếp lửa cùng với những ví dụ của mở bài. Hy vọng những kiến thức chúng tôi mang lại hữu ích.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com