Đây thôn vĩ dạ là bức tranh đẹp và thơ mộng về thôn Vĩ Dạ. Sau đây là một số mở bài đây thôn vĩ dạ hay, độc đáo
Đây thôn Vĩ Dạ là một trong những bài thơ hay nhất của nhà thơ Hàn Mạc Tử. Tác phẩm cũng thường xuyên được chọn trong các bài kiểm tra và các đề thi. Do đó việc mở bài Đây thôn Vĩ Dạ có ý nghĩa quan trọng để gây ấn tượng với người đọc. Luật LVN Group xin chia sẻ một số mở bài hay và ngắn gọn để độc giả tham khảo.
Mở bài của Đây thôn Vĩ Dạ số 1
Hàn Mặc Tử sinh năm 1912 và mất năm 1940 với tên thật là Nguyễn Trọng Trí. Quê của ông tại làng Lệ Mĩ, tổng Võ Xá, Phong Lộc tỉnh Đồng Hới. Hàn Mặc Tử sinh ra trong một gia đình viên chức nghèo theo đạo Thiên Chúa. Ông làm thơ từ năm 14, 15 tuổi với các bút danh Minh Duệ Thị, Phong Trần, Lệ Thanh,… Tuy cuộc đời gặp nhiều bi thương nhưng Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào Thơ mới. Trong số các tác phẩm của ông phải kể đến thành công của tác phẩm Đây thôn vĩ dạ. Bài thơ được trích từ tập thơ “Đau thương” (Thơ Điên). Bài thơ được gợi cảm hứng từ mối tình của Hàn Mặc Tử với một cô gái vốn quê ở Vĩ Dạ, một thôn nhỏ bên dòng sông Hương nơi xứ Huế thơ mộng và trữ tình. Đây thôn vĩ dạ là bức tranh đẹp và thơ mộng về thôn Vĩ Dạ. Thông qua đó, nhà thơ đã bộc lộ tình yêu đời, yêu người thiết tha, đau đớn.
Mở bài của Đây thôn Vĩ Dạ số 2
Trần Ninh Hổ có những vần thơ khi nhắc đến thi sĩ Hàn Mặc Tử:
“Nếu nhân loại không còn khao khát nữa
Và nhà thơ – nghề chẳng kẻ nào yêu
Người – Thi sĩ – cuối cùng vẫn là Hàn Mặc Tử
Vẫn hiện lên ở đáy vực đợi chờ”.
Hàn Mặc Tử “thi nhân của những mối tình” “khuấy” mãi không thành khối. Tử yêu nhiều nhưng chua xót nhận ra rằng: Trăng là người bạn tình và là người bạn tình chung thủy cuối cùng của đời mình. Trong đời thơ, đời người quá ngắn. Năm 1939 biết Tử mắc bệnh nan y, Hoàng Cúc gửi tặng thi nhân Hàn Mặc Tử bưu ảnh phong cảnh Huế và mây dòng hỏi thăm mà không kí tên. Hàn lầm tưởng đó là cảnh “Bến Vĩ Dạ lúc hừng đông hay đêm trăng?“. Để tạ lòng cố nhân, Tử gửi tặng Hoàng Cúc bài “Đây thôn Vĩ Dạ”. Đây cũng là lí do ra đời của tác phẩm. Thi phẩm chỉ vỏn vẹn ba khổ, nhưng là sự kết đọng của bao nhiêu nỗi nhớ, bao nhiêu khát khao, có cả bao nhiêu hoài nghi và tuyệt vọng. Bài thơ gắn với chuyện tình giữa thi sĩ và người con gái Huế tên Hoàng Cúc.
Mở bài Đây thôn vĩ dạ số 3
Chế Lan Viên từng nhận định “tôi xin hứa hẹn với các người rằng, mai sau những cái tầm thường, mực thước kia sẽ tan biến đi, còn lại của cái thời kỳ này chút gì đáng kể đó là Hàn Mặc Tử”. Hàn Mặc Tử – một trái tim, một tâm hồn lãng mạn dạt dào yêu thương.Hàn Mặc Tử là cây bút có sức sáng tạo bậc nhất trong phong trào thơ mới. Trong số các tác phẩm để lại cho đời phải kể đến tác phẩm đây thôn Vĩ Dạ. Đây thôn Vĩ Dạ là một trong những bài thơ tình hay nhất của Hàn Mặc Tử. Một tình yêu thiết tha man mác, đượm vẻ u buồn ẩn hiện giữa khung cảnh thiên nhiên hoà vào lòng người, cái thực và mộng, huyền ảo và cụ thể hoà vào nhau. Mở bài đầu thơ là một lời trách móc nhẹ nhàng của nhân vật trữ tình.
Mở bài của Đây thôn vĩ dạ số 4
Đến với phong trào thơ ca 1930-1945 ta không thể không nhắc đến Hàn Mặc Tử – là cây bút có sức sáng tạo bậc nhất trong phong trào thơ mới với cảm hứng chủ đạo đau thương và luôn khao khát yêu thương từ mọi người. Cuộc đời của thi sĩ không quá dài, Hàn Mặc Tử sinh năm 1912 và mất năm 1940 thế nhưng những gì ông để lại cho đời thật đáng quý, trong đó có tác phẩm Đây thôn Vỹ Dạ. Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ đã được ra đời trong hoàn cảnh cũng hết sức đặc biệt khi tác giả đang chữa bệnh trong trại Phong ở Quy Nhơn. Lúc ấy Hoàng Cúc gửi tặng thi nhân Hàn Mặc Tử bưu ảnh phong cảnh Huế và mây dòng hỏi thăm mà không kí tên.Từ đó nhà thơ đã sáng tác nên tác phẩm tại Quy Nhơ. Qua bài thơ, tác giả đã khắc họa nên hình ảnh đẹp về miền quê xứ Huế, qua đó bày tỏ tình yêu của thi sĩ.
Mở bài của Đây thôn vĩ dạ số 5
Chu Văn Sơn cho rằng “ba cái chân cùng của thơ mới là xuân diệu thi sĩ của tình yêu, mới nhất. Nguyễn Bính – thi sĩ của thương yêu – quen nhất.; Hàn Mặc Tử – thi sĩ của đau thương, lạ nhất”. Đối với Hàn Mặc Tử thì tuyệt vọng có thể chấm dứt hi vọng, nhưng không chấm dứt tình yêu. Tình yêu ở Tử càng mãnh liệt càng tuyệt vọng, càng tuyệt vọng lại càng mãnh liệt. Và, như một nghịch lý không khó hiểu, tình yêu tuyệt vọng đó đã trở thành một cách thế yêu đời của Hàn Mặc Tử. Năm 1939 biết tin Mặc Tử mắc bệnh nan y, Hoàng Cúc gửi tặng thi nhân Hàn Mặc Tử bưu ảnh phong cảnh Huế và mây dòng hỏi thăm mà không kí tên. Hàn lầm tưởng đó là cảnh “Bến Vĩ Dạ lúc hừng đông hay đêm trăng?“. Để tạ lòng cố nhân, Tử sáng tác và gửi tặng Hoàng Cúc bài “Đây thôn Vĩ Dạ”.
Trên đây là một số mẫu Mở bài Đây thôn Vĩ Dạ được Luật LVN Group chia sẻ. Mong rằng đây sẽ là một nguồn tài liệu bổ ích có thể giúp Quý bạn đọc trong quá trình nghiên cứu và học tập. Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc để biết thêm nhiều thông tin, Quý bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Chúc Quý bạn đọc có thể tìm cho mình được một mẫu mở bài ấn tượng. Xin chân thành cảm ơn