Mở bài hồn trương ba da hàng thịt hay nhất 2023 2023

Lưu Quang Vũ được biết đến là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học Việt Nam. Trong suốt sự nghiệp sáng tác của mình, ông đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị, tiêu biểu nhất trong số đó có thể kể đến vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt.

Mỗi tác phẩm có nhiều cách dẫn dắt mở bài khác nhau. Mở bài có ý nghĩa quan trọng giúp dẫn dắt, định hình và đánh giá ban đầu về tác phẩm đến người đọc. Hồn trương ba da hàng thịt là tác phẩm khó do đó việc mở bài sao cho hấp dẫn là điều được nhiều độc giả quan tâm. Qua bài viết Luật LVN Group xin chia sẻ một số Mở bài hồn trương ba da hàng thịt giúp học sinh và các bạn độc giả quan tâm theo dõi.

Mở bài hồn trương ba da hàng thịt số 1

Lưu Quang Vũ được biết đến là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học Việt Nam. Trong suốt sự nghiệp sáng tác của mình, ông đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị, tiêu biểu nhất trong số đó có thể kể đến vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt. Văn bản trích trong SGK thuộc cảnh VII và đoạn kết của vở kịch diễn tả sự đau khổ, dằn vặt và quyết định cuối cùng thật cao thượng của hồn Trương Ba. Thông qua câu chuyện về bi kịch của Trương Ba, tác giả Lưu Quang Vũ đã thể hiện được nhiều quan niệm nhân sinh sâu sắc về cuộc đời, con người.

Mở bài hồn trương ba da hàng thịt số 2

Lưu Quang Vũ là một người đa tài. Ông hoạt động trong hầu hết lĩnh vực nghệ thuật. Ông vừa có thể viết truyện, làm thơ, am hiểu về hội họa… tuy nhiên mọi người biết đến ông nhiều hơn qua các vở kịch ông để lại cho đời. Một trong số đó phải kể đến tác phẩm “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”. Vở kịch đặt ra nhiều vấn đề nóng bỏng của xã hội lúc đó-thời điểm những năm tám mươi của thế kỉ XX. Lưu Quang Vũ đã khéo léo mượn lại một tích truyện dân gian cũ để đan cài vào đó những suy nghĩ,quan niệm,triết lí nhân văn mới mẻ và sâu sắc.

Mở bài hồn trương ba da hàng thịt số 3

Sân khấu kịch những năm 80 của thế kỷ XX người ta vẫn nói có một hiện tượng đặc biệt, đó là Lưu Quang Vũ. Kịch của Lưu Quang Vũ rất  giàu tính triết lí và mang đậm ý nghĩa nhân văn. Trong số các vở kịch thành công của ông phải kể đến vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”. Đây cũng là một tác phẩm giàu tính triết lí và mang đậm ý nghĩa nhân văn. Đăc biệt đoạn trích cảnh VII của vở kịch thể hiện sáng rõ giá trị nhân văn của toàn vở kịch khi diễn ra xung đột gay gắt giữa hồn và xác và được đẩy lên tới đỉnh điểm. Đồng thời thông qua câu chuyện về bi kịch của Trương Ba, tác giả Lưu Quang Vũ đã thể hiện được nhiều quan niệm nhân sinh sâu sắc về cuộc đời, con người.

Mở bài hồn trương ba da hàng thịt số 4

Nhắc đến kịch những năm 80 của thế kỷ XX chúng ta không thể bỏ qua nhà kịch tài năng Lưu Quang Vũ. Ông được xem như một hiện tượng đặc biệt bởi các tác phẩm ông để lại cho đời. Kịch của ông đặc sắc hơn cũng bởi lẽ kịch có sự kết hợp hấp dẫn của kịch bản văn học và nghệ thuật sân khấu, giữa tính hiện đại với giá trị truyền thống, sự phê phán mạnh mẽ đầy quyết liệt với chất trữ tình đằm thắm mà bay bổng. Trong đó tác phẩm “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là một tác phẩm đáng chú ý nhất trong những sáng tác của ông. Ông đã đổ rượu mới vào bình cũ để kể lại chuyện hài xưa như một bi kịch triết lí thời nay. Tác phẩm kể lại cuộc sống bi kịch của con người khi phải sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo. Qua vở kịch Lưu Quang Vũ đã gửi gắm rất nhiều suy nghĩ và quan niệm sống của mình đến với khán giả.

Mở bài hồn trương ba da hàng thịt số 5

Lưu Quang Vũ là người nghệ sĩ đa tài của nền văn học Việt Nam những năm 80 của thế kỉ XX. Ông không chỉ viết văn, làm thơ mà Lưu Quang Vũ còn là nhà soạn kịch tài năng bậc nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam. Trong những tác phẩm kịch của mình, Lưu Quang Vũ thường hướng đến những vấn đề xã hội nóng bỏng, qua đó thể hiện những quan niệm sâu sắc về đời người, kiếp người.Trong đó phải kể đến tác phẩm “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là vở kịch nổi tiếng nhất khi bàn đến bi kịch của con người khi phải sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo. Qua vở kịch Lưu Quang Vũ đã gửi gắm rất nhiều suy nghĩ và quan niệm sống của mình đến với khán giả.

Mở bài hồn trương ba da hàng thịt số 6

Trong cuộc đời của mỗi con người chúng ta phải sống vì nhiều nguyên nhân, nhiều trách nhiệm khác nhau nên mỗi người luôn khao khát được là chính mình. Lưu Quang Vũ thấu hiểu điều đó, ông đã đổ rượu mới vào bình cũ để kể lại chuyện hài xưa như một bi kịch triết lí thời nay qua tác phẩm “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” . Tác phẩm để lại dấu ấn trong lòng độc giả sâu sắc qua việc kể lại cuộc sống bi kịch của con người khi phải sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo. Qua vở kịch Lưu Quang Vũ đã gửi gắm rất nhiều suy nghĩ và quan niệm sống của mình đến với khán giả.

Soạn bài hồn trương ba da hàng thịt

I. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Qua đoạn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt, tìm hàm ý mà tác giả muốn gửi gắm.

– Hồn Trương Ba: đại diện cho tâm hồn của con người.

– Xác anh hàng thịt: đại diện cho thể xác của con người.

=> Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt đã gửi gắm hàm ý: Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn.

Câu 2. Qua lớp kịch hồn Trương Ba và gia đình (vợ, cháu gái, con dâu), anh (chị) nhận thấy nguyên nhân nào đã khiến cho người thân của Trương Ba và cả chính Trương Ba rơi vào trạng thái bất ổn và phải chịu đau khổ? Trương Ba có thái độ như thế nào trước những rắc rối đó.

– Nguyên nhân nào đã khiến cho người thân của Trương Ba và cả chính Trương Ba rơi vào trạng thái bất ổn và phải chịu đau khổ đó là khi hồn Trương Ba sống trong xác hàng thịt, nhưng hồn và xác không có sự hài hòa. Xác hàng thịt đã làm thay đổi con người của Trương Ba, ảnh hướng những thói xấu đến Trương Ba và người nhà của ông đã cảm nhận được sự thay đổi đó.

– Thái độ của Trương Ba trước những rắc rối đó: đầu tiên là phủ nhận sự ảnh hưởng của thể xác, đau đớn trước sự thay đổi của bản thân và nhận ra không thể tiếp tục sống như vậy nữa.

Câu 3. Hãy chỉ ra sự khác nhau trong quan niệm của Trương Ba và Đế Thích về ý nghĩa sự sống. Theo anh (chị), Trương Ba trách Đế Thích, người đem lại cho mình sự sống: “Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống thế nào thì ông chẳng cần biết!” có đúng không? Vì sao? Màn đối thoại giữa Trương ba và Đế Thích toát lên ý nghĩa gì?

– Sự khác biệt về quan niệm sống:

+ Với Đế Thích: chỉ cần còn sống là được tồn tại dù đôi khi người ta không được là mình toàn vẹn (Ngọc Hoàng và thần tiên cũng vậy) và có thể sống bằng mọi giá (Đế Thích nói với Trương Ba: Ông phải sống, dù với bất cứ giá nào).

+ Trương Ba: sự sống phải có ý nghĩa, có niềm vui và phải sống đúng là mình (tôi muốn được là tôi toàn vẹn, không thể sống với bất cứ giá nào được). Sống không là mình toàn vẹn còn khổ hơn là cái chết.

– Việc Trương Ba trách Đế Thích – người đem lại cho mình sự sống là đúng đắn. Bởi Đế Thích chỉ quan tâm đến việc Trương Ba tiếp tục được sống, chứ không quan tâm đến việc Trương Ba sẽ sống như thế nào. Việc đưa hồn Trương Ba vào xác anh hàng thịt đã khiến cho tâm hồn và thể xác trở nên mâu thuẫn.

– Ý nghĩa của màn đối thoại giữa Trương Ba và Đế Thích:

+ Sự sống đáng quý nhưng không thể sống bằng bất cứ giá nào.

+ Sự sống chỉ có ý nghĩa và con người chỉ thấy thanh thản khi sống là chính mình, hài hòa giữa bên ngoài và bên trong, sự thống nhất giữa linh hồn và thể xác.

+ Mọi sự chắp vá, gượng ép chỉ đem đến lại đau khổ cho bản thân và người xung quanh.

Câu 4. Khi Trương Ba nhất quyết đòi trả xác cho hàng thịt, Đế Thích định cho hồn Trương Ba nhập vào cu Tị, Trương Ba đã từ chối. Vì sao?

Nguyên nhân khi Trương Ba nhất quyết đòi trả xác cho hàng thịt, Đế Thích dị cho hồn Trương Ba nhập vào cu Tị, Trương Ba đã từ chối:

– Trương Ba đã nhận ra được một loại những rắc rối đằng sau việc này: phải giải thích cho chị Lụa và người thân trong gia đình (đặc biệt là cái Gái – cháu gái của mình nhưng cũng là bạn thân của cu Tị, có khi phải sang nhà chị Lụa ở, tạo cơ hội cho bọn lý trưởng sách nhiễu, thu lợi (“Tôi, một ông già gần 60… Làm trẻ con không phải dễ”)

– Dù tiếp tục được sống trong xác cu Tị hay xác ai thì Trương Ba cũng không được là mình toàn vẹn và tiếp tục rơi vào bi kịch bên trong một đằng bên ngoài một nẻo.

– Không được sống đúng với tuổi tác, thời đại của mình ( “Để rồi chẳng bao lâu nữa… Vô lý lắm”)

Câu 5. Cảm nghĩ của anh (chị) sau khi đọc đoạn kết.

– Đoạn kết: Hồn Trương Ba chấp nhận cái chết, cu Tị được sống lại. Sau đó hồn Trương Ba hiện về trò chuyện với vợ, và hình ảnh cu Tị và cái Gái trong vườn cây.

– Cảm nhận: một cái kết hợp lí, có hậu nếu xét theo ý nghĩa đó là kết quả của cuộc đấu tranh giữa khao khát được sống, nhưng không chấp nhận cuộc sống giả dối, không được là chính mình.

II. Luyện tập

Giả định Đế Thích cho Trương Ba được quyền sống (không phải mượn) trong xác hàng thịt hoặc hồn Trương Ba nhập vào cu Tị và Trương Ba đồng ý, theo anh (chị), cuộc sống của Trương Ba khi đó sẽ như thế nào? Trình bày ý tưởng về những rắc rối sẽ xảy ra và viết một lớp kịch ngắn về điều đó.

Gợi ý:

– Chị Lụa không chấp nhận sự thật con trai mình là Trương Ba, sang nhà đòi lại con trai.

– Mọi người trong gia đình của Trương Ba vẫn không thể chấp nhận được Trương Ba.

– Đặc biệt là Cái Tí không chấp nhận, có thể cảm thấy sợ hãi khi bạn mình (cu Tị) lại trở thành ông nội.

– Trương tuần, lý trưởng lại được dịp đó mà tìm cách thu lợi cho mình.

– Đặc biệt là Trương Ba: không được sống trọn vẹn (thể xác là của một đứa trẻ nhưng suy nghĩ lại của một ông già), lo lắng về tương lai (Để rồi… lộc trời).

Trên đây là một số bài Mở bài hồn trương ba da hàng thịt hay và ngắn gọn nhất. Mong rằng đây sẽ là một nguồn tài liệu bổ ích có thể giúp Quý bạn đọc trong quá trình nghiên cứu và học tập. Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc để biết thêm nhiều thông tin, Quý bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Chúc Quý bạn đọc có thể tìm cho mình được một mẫu mở bài ấn tượng. Xin cảm ơn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com