Mở bài có ý nghĩa rất quan trọng và giúp cho người đọc hiểu được nội dung bài viết muốn truyền đạt, nội dung sau sẽ hướng dẫn cách viết Mở bài Tràng Giang.
Mở bài có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi tác phẩm văn học. Mở bài giúp cho người đọc hiểu được nội dung mà người viết muốn truyền đạt và khơi dậy sự khám phá, tò mò của người đọc về các nội dung trong tác phẩm. Qua bài viết sau Luật LVN Group xin chia sẻ một số bài Mở bài Tràng Giang để độc giả theo dõi tham khảo.
Mở bài Tràng Giang số 1
Trong những năm 30 của thế kỉ XX, văn đàn Việt Nam đã xuất hiện nhiều thế hệ nhà thơ trẻ, những người tiên phong trong phong trào Thơ Mới. Nhà thơ Cù Huy Cận (1919-2005) cũng là một trong những thi sĩ xuất sắc trong phong trào Thơ Mới.
Thơ của ông mang hơi hướng thoát ly khỏi thực tại, khỏi hiện thực để tìm với thiên nhiên, hòa mình vào chốn bao la, điển hình là tác phẩm Tràng Giang. Bài thơ đã khắc họa một bức tranh dòng sông mang một vẻ đẹp riêng vô cùng đặc biệt, từ đó làm nổi bật tâm tư tình cảm của nhân vật trữ tình trước cảnh thiên nhiên đó.
Mở bài Tràng Giang số 2
Thiên nhiên luôn là nguồn cảm hứng sáng tác vô tận của những nhà thơ, nhà văn bao đời nay. Có rất nhiều tác phẩm viết về thiên nhiên, mỗi nhành hoa, ngọn cỏ … đều có thể trở thành đề tài thơ ca để các thi sĩ sáng tác. Trong số đó sẽ thật thiếu sót nếu chúng ta không nhắc đến tác giả Huy Cận và tác phẩm Tràng Giang.
Đứng trước dòng chảy miên man của dòng sông Hồng bao la, Huy Cận đã viết nên Tràng Giang. Bài thơ được viết vào mùa thu năm 1939, in trong tập Lửa Thiêng. Với bút pháp nghệ thuật đặc sắc, thi sĩ đã vẽ lên một bức tranh thơ mang vẻ đẹp hòa quyện giữ cổ điển và hiện đại, đồng thời bộc lộ cái tôi cô đơn, cái tình đời, lòng yêu nước thầm kín mà tha thiết.
Mở bài Tràng Giang số 3
Nhà phê bình văn học Hoài Thanh từng nhận xét về Huy Cận là “hồn thơ ảo não”. Thơ của Huy Cận mang hơi hướng thoát ly khỏi thực tại, khỏi hiện thực để tìm với thiên nhiên, hòa mình vào chốn bao la ấy. Đọc thơ của ông, bạn đọc sẽ cảm nhận được từng nét bút mà Huy Cận chấm phá đều rất đẹp, rất chân thực nhưng cũng rất buồn. Bức tranh thơ của ông rất đa dạng màu sắc.
Tuy nhiên dẫu ở khung cảnh nào, thì thơ của Huy Cận vẫn có đâu đó mảng màu sậm, u tối của sự cô đơn, của lí tưởng chưa tìm được bến đỗ. Trong số các tác phẩm của ông phải kể đến Tràng Giang tiêu biểu cho phong cách sáng tác ấy. Bài thơ đã khắc họa một bức tranh dòng sông mang một vẻ đẹp riêng vô cùng đặc biệt, từ đó làm nổi bật tâm tư tình cảm của nhân vật trữ tình trước cảnh thiên nhiên đó.
Mở bài Tràng Giang số 4
Nhà thơ Xuân Diệu đã từng viết rằng: “Trong thơ Việt Nam nghe bay dậy một tiếng địch buồn. Không phải sáo thiên thai, không phải diệu ái tình, không phải lời ly tao kể chuyện một cái “tôi”, mà ấy là một bản ngậm ngùi dài: có phải tiếng đìu hiu của khóm trúc, bông lau; có phải niềm than vãn của bờ sông, bãi cát; có phải mặt trăng một mình đang cảm thương cùng các vì sao?… Thơ Huy Cận đó ư? Ai nhắc làm chi những nỗi tha thiết của ngàn đời, ai động đến cái lớp sầu dưới đáy hồn nhân thế, những lời muôn năm than thầm trong lòng vạn vật, ai thuật lại mà não nuột lắm sao?”.
Trong thơ của Huy Cận rất đa dạng màu sắc tuy nhiên dẫu ở khung cảnh nào, thì thơ của thi sĩ vẫn có đâu đó mảng màu sậm, u tối của sự cô đơn, của lí tưởng chưa tìm được bến đỗ. Điều đó thể hiện rất rõ qua tác phẩm Tràng Giang.
Bài thơ được viết vào mùa thu năm 1939. Đây cũng là một minh chứng điển hình cho sự kết hợp hài hòa giữa chất cổ điển và chất hiện đại, vẽ lên trước mắt chúng ta một bức tranh thiên nhiên yên bình, tĩnh lặng, ẩn chứa sau đó là cả một nỗi sầu “vạn kỷ” của người thi sĩ.
Mở bài Tràng Giang số 5
Nhà phê bình Hoài Thanh đã từng nhận định: “Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận…”.
Huy Cận quả thực rất xứng đáng và không hổ danh khi được nhìn nhận như một trong những người thi sĩ xuất sắc nhất trong phong trào Thơ Mới của văn học Việt Nam ta. Trong quá trình sáng tác văn học của mình ông đã để lại cho văn đàn Việt Nam rất nhiều những tác phẩm xuất sắc phải kể đến đó là bài thơ “Tràng Giang”. Thi phẩm là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển và yếu tố hiện đại.
Mở bài Tràng Giang số 6
Huy Cận được mệnh danh là nhà thơ cả vạn lí sầu. Cũng như bao nhà thơ khác trong giai đoạn trước cách mạng hồn thơ ông mang nỗi sầu bi của thời đại, thơ của ông mang nỗi buồn, sự cô đơn, ray rứt. Đó là nỗi buồn trước thời cuộc, trước sự chênh vênh khi chọn lựa lí tưởng sống cho con đường phía trước, ngay trong thời điểm những năm 1930-1945, khi xã hội đầy những biến động. Điều ấy phản ánh rõ nét qua những dòng thơ trong tác phẩm “Tràng giang”.
Tác phẩm được viết trong thời kì trước cách mạng với một nỗi niềm chất chứa u buồn, gợi lên sự bế tắc trong cuộc sống của kiếp người trôi nổi lênh đênh, để lại trong lòng người đọc nhiều nỗi niềm khó tả.
Trên đây là một số mẫu Mở bài Tràng Giang được Luật LVN Group chia sẻ. Mong rằng đây sẽ là một nguồn tài liệu bổ ích có thể giúp Quý bạn đọc trong quá trình nghiên cứu và học tập. Chúc Quý bạn đọc có thể tìm cho mình được một mẫu mở bài ấn tượng. Xin cảm ơn.