Kịch là một loại hình nghệ thuật tổng hợp trong đó đối tượng mô tả của kịch là những xung đột trong đời sống, đặc trưng của kịch là dùng lời thoại của nhân vật, tái tạo những mâu thuẫn, xung đột trong cuộc sống.
Qua nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp các em học sinh hiểu được đặc điểm của Một số thể loại văn học kịch nghị luận, từ đó giúp các em vận dụng được những hiểu biết vào việc đọc văn.
Lý thuyết về kịch
– Kịch là một loại hình nghệ thuật tổng hợp trong đó đối tượng mô tả của kịch là những xung đột trong đời sống.
– Đặc trưng của kịch: Dùng lời thoại của nhân vật, tái tạo những mâu thuẫn, xung đột trong cuộc sống. Kịch là một loại hình nghệ thuật tổng hợp của nhiều bộ môn, nhiều người (đạo diễn, diễn viên, hóa trang, ánh sáng, đạo cụ, tác giả kịch bản (kịch tác gia)… chỉ có kịch bản (vở kịch) mới thuộc thể loại văn học, đồng đẳng với truyện, kí, thơ.
Phân loại kịch:
– Căn cứ vào tính chất phân loại thành hài kịch, bi kịch, chính kịch.
+ Bi kịch: Là kịch phản ánh xung đột giữa những nhân vật cao thượng tốt đẹp với những thế lực đen tối, độc đáo, sự thảm bại hay cái chết cùa nhân vật ấy gợi lên nỗi xót xa, thương cảm (Rô-mê-ô và Giu-li-ét của Sếch-xpia).
+ Hài kịch: Kịch khai thác những tình huống khôi hài, sự đối lập với vẻ ngoài đẹp đẽ với cái bên trong xấu xa nhằm làm bật lên tiếng cười chế giễu mỉa mai (Lão hà tiện của Mô-li-e).
+ Chính kịch: Kịch phản ánh mâu thuẫn, xung đột trong cuộc sống hằng ngày với bi hài, vui buồn lẫn lộn (Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ).
– Căn cứ vào tính truyền thống hay hiện đại phân loại thành kịch dân gian, kịch hiện đại, kịch cổ điển.
– Căn cứ vào ngôn ngữ diễn đạt phân loại thành kịch thơ (lời thoại bằng thơ), kịch câm, kịch nói (lời thoại bằng ngôn ngữ đời thường), kịch hát múa (lời thoại bằng hát như tuồng, chèo, cải lương)…
– Yêu cầu về đọc kịch bản văn học: Đọc kĩ lời giới thiệu, tiểu dẫn; Tập trung chú ý vào lời thoại của các nhân vật; Phân tích hành động kịch; Nêu rõ chủ đề tư tưởng, ý nghĩa xã hội của tác phẩm.
Để tìm hiểu về Một số thể loại văn học kịch nghị luận cần nắm được khái niệm kịch như đã giải thích ở trên.
Văn nghị luận là gì?
Văn nghị luận là kiểu văn bản mà ở đó người nói, người viết chủ yếu sử dụng lí lẽ, dẫn chứng, lập luận nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một quan điểm, tư tưởng nhất định.
Trong văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống, xã hội thì mới có ý nghĩa.
Mục đích: Giúp người đọc, ngươi nghe tin, hiểu, tán đồng hành đông theo mình.
Văn nghị luận là văn bản được tạo ra từ phương thức lập luận, phản ánh những đặc điểm về mục đích và cách thức biểu đạt nghị luận, xuất hiện ở bài nói hay bài viết.
Là sản phẩm của tư duy logic, vẻ đẹp của mỗi áng văn nghị luận không chỉ thể hiện ở hình thức lập luận phong phú, lí lẽ đanh thép, giọng điệu thuyết phục mà còn thể hiện thái độ của tác giả trước vấn đề nghị luận.
Do vậy việc nắm được đặc điểm của văn bản nghị luận là điều cần thiết để từ đó hình thành, thiết kế xây dựng các phương pháp học tập đạt hiệu quả, phù hợp với đặc trưng thể loại. Văn nghị luận gồm luận điểm và luận cứ. Luận cứ gồm lý lẽ, chứng cứ. Lập luận là trình tự sắp xếp, tổ chức, bố cục của vấn đề nêu ra.
Một số bài tập liên quan về văn học kịch nghị luận
Một số thể loại văn học kịch nghị luận đã được hướng dẫn ở nội dung trên, sau đây sẽ là một số bài tập có liên quan đến nội dung này.
Bài tập 1: Phân tích xung đột kịch trong đoạn trích Tình yêu và thù hận (trích kịch Rê-mê-ô và Giu-li-ét của Sếch-xpia).
Trả lời:
Vở kịch dựa trên xung đột giữa khát vọng yêu đương mãnh liệt với hoàn cảnh thù địch vây hãm. Mối tình của Rô-mê-ô và Giu-li-ét khẳng định sức sống, sức vươn lên trên mọi hoàn cảnh trói buộc con người. Mối tình đó cũng là lời kết án đanh thép, tố cáo thành kiến phong kiến, nguyên nhân hận thù của tình người, của chủ nghĩa nhân văn.
Trong toàn vở Rô-mê-ô và Giu-li-ét, xung đột cơ bản là xung đột giữa tình yêu và thù hận. Tuy nhiên trong đoạn trích này, thù hận không xuất hiện như là một thế lực cản trở tình yêu. Thù hận chỉ hiện ra qua suy nghĩ của các nhân vật, song không phải là động lực chi phối, điều khiển, quyết định hành động của nhân vật.
Để làm rõ những xung đột kịch trong đoạn trích, cần trả lời các câu hỏi sau:
– Tinh yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét bị ngăn trở bởi điều gì?
– Tìm những biểu hiện cho thấy cả Rô-mê-ô và Giu-li-ét đều băn khoăn, trăn trở, lo lắng cho tình yêu của mình trước những thử thách không dễ vượt qua.
– Những suy nghĩ của các nhân vật đã thôi thúc họ hành động như thế nào?
– Những suy nghĩ và hành động của nhân vật thể hiện ý nghĩa gì?
Từ việc phân tích suy nghĩ, hành động của các nhân vật, chỉ ra xung đột kịch của đoạn trích: Xung đột giữa tình yêu của hai người và sự cản trở bởi thù hận của hai dòng họ. Họ sẵn sàng từ bỏ tên họ, dòng họ mình để bảo vệ tình yêu trong sáng, mê say, mãnh liệt.
Ở đoạn trích “Tình yêu và thù hận” xung đột này không gay gắt bằng những cảnh ở phần sau nhưng mối thù hận giữa hai dòng họ vẫn là sự cản trở lớn đối với tình yêu mới bắt đầu nhưng vô cùng mãnh liệt, thiết tha của Rô-mê-ô và Giu-li-ét.
Bài tập 2: Chỉ ra các xung đột kịch trong đoạn trích “ Vĩnh biệt Cử Trùng Đài” của Nguyễn Huy Tưởng (Trích Vũ Như Tô SGK Ngữ Văn lớp 11, tập 1, trang 185-192).
Qua diễn biến của vở kịch ta thấy thể hiện hai mâu thuẫn:
– Mẫu thuẫn thứ nhất:
Mâu thuẫn giữa đời sống xa hoa, trụy lạc của bọn tham quan bạo chúa với đời sống cơ cực, thống khổ của nhân dân lao động.
Nói tóm gọn lại là mâu thuẫn giữa lợi ích của bậc chúa với quyền sống của dân chúng, tất yếu sẽ dẫn đến việc dân chúng nổi dậy diệt trừ tên bạo chúa và tất cả những kẻ bị xem là cùng phe cánh của hắn ở hồi cuối của vở kịch.
– Mâu thuẫn thứ hai:
Mâu thuẫn giữa niềm khao khát hiến dâng tất cả cho nghệ thuật của người nghệ sĩ với lợi ích trực tiếp và thiết thực của nhân dân.
Một số thể loại văn học: kịch, nghị luận ngắn nhất
– Kịch là một loại hình nghệ thuật tổng hợp. Có sự tham gia của nhiều người thuộc nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác nhau: tác giả kịch bản, đạo diễn, diễn viên, họa sĩ, thiết kế mĩ thuật, nhạc công, người phụ trách âm thanh, ánh sáng…
+ Đặc trưng của kịch
Xung đột kịch: Xung đột kịch là sự vận động, phát triển ngày càng gay gắt, quyết liệt, căng thẳng đòi hỏi phải giải quyết bằng cách này hay cách khác. -> Xung đột kịch tạo nên kịch tính, sự hấp dẫn cho vở kịch.
Hành động kịch:
Đó là sự tổ chức các tình tiết, sự kiện, biến cố trong cốt truyện với một trình tự đảm bảo lô-gic, chặt chẽ, chủ yếu theo quy luật nhân quả.
Hành động kịch không phải là những hành động mang tính chất vật lý: như đi, lại, ăn uống, chạy, nhảy… mà hành động kịch bao giờ cũng bao hàm động cơ, mưu đồ, thể hiện suy nghĩ, tính cách của nhân vật kịch.
Nhân vật kịch: Chủ yếu là nhân vật loại hình (chính phụ, chính diện và phản diện); Nhân vật kịch được thể hiện tính cách bằng lời thoại và hành động , qua đó cho thấy chủ đề tác phẩm.
– Nghị luận là thể loại văn học bàn luận về một vấn đề bằng phán đoán, lập luận, lí lẽ, chứng cứ -> Nhằm tranh luận, thuyết phục, bác bỏ, khẳng định…giải quyết vấn đề nêu ra.
Đặc trưng của văn nghị luận
– Chủ yếu sử dụng lí lẽ, chứng cứ để bàn luận một vấn đề nào đó.
– Ngôn ngữ đảm bảo tính chính xác và mang tính xã hội, tính học thuật cao.
– Giá trị của bài văn nghị luận ở chỗ:
+ Tính đúng đắn, sâu sắc, mới mẻ, cần thiết của vấn đề và ý kiến quan điểm của người viết.
+ Lập luận có sự sắc bén, thuyết phục, luận cứ đáng tin, điển hình.
Trên đây là bài viết liên quan đến Một số thể loại văn học kịch, văn nghị luận trong chuyên mục Văn học được Luật LVN Group cung cấp. Quý độc giả có thể tham khảo bài viết khác liên quan tại website luatlvn.vn để có thêm thông tin chi tiết.